Hôm nay Nhật Bản chính thức tiếp nhận lao động Việt theo diện kỹ năng đặc định. 1/7/2019 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi xã hội và Cơ quan Cảnh sát Nhật Bản đã chính thức tổ chức Lễ trao bản ghi nhớ hợp tác XKLĐ Việt - Nhật dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo.
Việc trao đổi biên bản được thực hiện dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Văn bản này được ký giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA) của Việt Nam và bốn cơ quan của Nhật Bản gồm: Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Lao động, Phúc lợi Xã hội và Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản. Đây sẽ là khung pháp lý cơ bản cho việc Nhật Bản tiếp nhận lao động Việt Nam theo chương trình “lao động kỹ năng đặc định”.
Theo biên bản này, phía Nhật Bản sẽ chỉ tiếp nhận lao động “kỹ năng đặc định” người Việt Nam sau khi người lao động đã thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam và có tên trong “danh sách xác nhận” được cấp bởi MOLISA. Các đối tượng này gồm những lao động được phái cử bởi các tổ chức, doanh nghiệp được MOLISA cho phép đưa lao động kỹ năng đặc định đi làm việc ở Nhật Bản và những công dân Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản đã được cơ quan tiếp nhận lao động tuyển dụng trực tiếp.
Văn bản này nghiêm cấm các công dân Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản trong tình trạng không đủ điều kiện như du học sinh bị đuổi học, thực tập sinh bỏ ra ngoài hợp đồng hoặc những người xin tư cách tị nạn tham gia các kỳ kiểm tra kỹ năng tại Nhật Bản.
Liên quan đến du học sinh Việt Nam thay đổi tư cách lưu trú sang lao động kỹ năng đặc định, hai bên sẽ có những biện pháp phù hợp bao gồm kiểm tra chặt chẽ các cơ sở đào tạo nhằm ngăn chặn việc lợi dụng các chương trình du học cho mục đích làm việc tại Nhật Bản từ góc độ tôn trọng quyền con người cơ bản.
Về quyền lợi của người lao động, theo MOC, lao động kỹ năng đặc định lưu trú tại Nhật Bản được hưởng các quyền lợi theo luật nhập cư, luật lao động và các quy định pháp luật khác có liên quan của Nhật Bản. Ngoài ra, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi khác liên quan tới chi phí cho việc đào tạo tiếng Nhật hoặc đào tạo kỹ năng, chi phí đi lại bao gồm chi phí trở về Việt Nam sau khi chấm dứt hợp đồng lao động của các lao động kỹ năng đặc định.
Về ngành nghề, khu vực Việt Nam cấm đưa lao động đến làm việc, phía Nhật Bản cam kết “không tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định người Việt Nam chưa hoàn thành các thủ tục cần thiết theo quy định của Việt Nam bao gồm cả quy định về các khu vực, ngành nghề cấm” (quy định tại Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ).
Cũng trong văn bản này, hai bên thống nhất việc chia sẻ và công khai thông tin về cơ quan tổ chức được phép phái cử hoặc tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định sang làm việc tại Nhật Bản, đồng thời đưa vào cam kết của các Bộ của hai nước trong việc phối hợp quản lý, giám sát nhằm loại bỏ ra khỏi chương trình phái cử và tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định những cơ quan tổ chức xấu, có hành vi vi phạm luật pháp của hai nước và các quy định nêu trong MOC; ngăn chặn các hoạt động đưa lao động kỹ năng đặc định sang Nhật Bản trá hình dưới hình thức du học.
Nguồn: Báo Bnews.vn
Để nắm bắt chi tiết về kỹ năng đặc định bạn có thể tham khảo thêm:
Visa kỹ năng đặc định là gì?
Kỳ thi đánh giá kỹ năng đặc định diễn ra như thế nào?
Có nên tham gia đơn hàng theo diện kỹ năng đặc định TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.