Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

11 thắc mắc thường gặp của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản

28/11/2017

Trong thời gian qua, phần lớn các bạn tu nghiệp sinh đều có rất nhiều vấn đề thắc mắc liên quan đến các vấn đề như mức lương, các chế độ, quyền lợi của tu nghiệp sinh...mà không biết phải hỏi ai. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây laodongnhatban.com.vn sẽ tổng hợp lại và giải đáp một số thắc mắc mà các bạn tu nghiệp sinh thường gặp trong và sau quá trình đi tu nghiệp tại Nhật Bản.

tỏng hợp những thắc mắc của tu nghiệp sinh nhật bản

1. Sau 3 năm làm việc tại Nhật Bản, tu nghiệp sinh có thể tiết kiệm được khoảng bao nhiêu?

Sau khi trừ các khoản chi phí như ăn uống, tiền nhà, điện nước và các chi phí lặt vặt khác thì mỗi tháng các bạn TNS có thể tiết kiệm được từ 80.000 ~ 90.000 Yên/tháng (nếu tháng nào làm thêm giờ nhiều thì số tiền này có thể lên tới 110.000 ~ 130.000 Yên/tháng). Các bạn có thể xem chi tiết mức lương trung bình và các khoản trừ bảo hiểm, ăn ở, thuế khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trong bài viết này.

Ngoài ra, sau khi đi làm 3 năm và về nước, các bạn có thể làm thủ tục lấy lại tiền nenkin đã đóng trong 3 năm ở Nhật. Số tiền này vào khoảng trên dưới 35 man tiền nenkin(tiền phúc lợi hưu trí) đã đóng trong 3 năm làm việc tại Nhật tùy vào thu nhập của bạn.

2. Tu nghiệp sinh có thể bảo lãnh vợ hoặc chồng theo dạng visa gia đình không?   

Câu trả lời là KHÔNG.

Cụ thể c
ác loại visa có thể bảo lãnh vợ/chồng (và cả con) sang Nhật theo dạng visa gia đình gồm 
「教授」(giáo sư),「芸術」(nghệ thuật),「宗教」(tôn giáo), 「医療」( y tế),「報道」(truyền thông báo chí),「投資・経営」(đầu tư- kinh doanh), 「文化活動」(hoạt động văn hoá nghệ thuật),「法律・会計業務」(nghiệp vụ luật- kế toán),「研究」(nghiên cứu),「教育」(giáo dục),「技術」(kĩ thuật),「人文知識・国際業務」(các ngành nghề liên quan tới nghiệp vụ quốc tế- nhân văn),「企業内転勤」(chuyển trụ sở công tác),「技能」(kỹ năng),「留学」(du học).

Trong danh sách này, không có visa dành cho TNS là 
「技能実習生」. Vì vậy, các bạn TNS không thể bảo lãnh vợ/chồng và con sang Nhật sống cùng theo dạng visa gia đình được.

Điều này xuất phát từ nguồn gốc của chế độ thực tập sinh, vốn là chế độ mà Nhật giúp tiếp nhận những người lao động từ nước ngoài vào các công xưởng, nhà máy của mình trong một thời gian nhất định (thông thường là 3 năm) để họ có thể học hỏi kỹ năng, sau này về nước không những nâng cao được trình độ nghề nghiệp của bản thân, mà còn sẽ phát huy năng lực để cống hiến cho sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp nước nhà.



Điều đó có nghĩa là mục đích của các bạn TNS là học hỏi kiến thức- kĩ thuật- kỹ năng càng nhanh càng tốt, chứ vốn không phải là lao động để kiếm thu nhập, nên việc cho phép đón người thân sang sẽ làm chậm tiến độ của việc tiếp thu kiến thức và trái với ý nghĩa ban đầu của chương trình.

3. Tu nghiệp sinh có thể xin chuyển công ty sau khi sang Nhật được không?   

Câu trả lời là CÓ THỂ, nhưng lý do của việc xin chuyển công ty phải chính đáng và cần thông qua nghiệp đoàn và được sự cho phép của cục xuất nhập cảnh trước khi chuyển.

Một số lý do chính đáng như:

- Công ty TNS đang làm bị phá sản và không thể tiếp tục tiếp nhận TNS được nữa.

- Công ty TNS đang làm có những hành vi bất chính như: không trả đủ lương trong nhiều tháng, ngược đãi TNS...



- Lý do bất khả kháng của TNS: Giả sử bạn sang xưởng hàn nhưng khi làm một thời gian thì phát hiện bị dị ứng ngày càng nặng với kim một chất có trong xưởng và việc tiếp tục làm tại đây sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ TNS thì sau khi nghiệp đoàn xem xét và trình lên cục xuất nhập cảnh thì bạn có thể được phép chuyển sang một công ty khác do nghiệp đoàn bố trí.


- Còn nếu chỉ với các lý do đơn thuần như công việc vất vả, tăng ca ít, ít việc làm ….thì sẽ không được chấp nhận chuyển công ty. Ngoài ra, mọi sự thay đổi về công ty tiếp nhận đều phải thông qua nghiệp đoàn và đều phải được sự cho phép của cục xuất nhập cảnh trước khi chuyển. Việc tu nghiệp sinh tự ý chuyển là vi phạm pháp luật và có thể bị trục xuất về nước.

4. Tiền đặt cọc giữ chân khi đi XKLĐ Nhật được lấy lại khi nào?

Theo quy định của Bộ lao động Thương binh & Xã hội, thực tập sinh kỹ năng sang Nhật làm việc phải ký quỹ khoản tiền tương đương 3000USD tại ngân hàng. Số tiền này người lao động sẽ được lấy lại sau khi hết hợp đồng và về nước đúng hạn.

Tuy nhiên hình thức đặt cọc chống chốn từ năm 2023 đã được Bộ Lao Động hủy bỏ nên người lao động phải cẩn thận với công ty nào yêu cầu phải đóng tiền cọc chống trốn.

>> Xem ngay 4 cách kiểm tra công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản lừa đảo để không bị tiền mất tật oan.

5. Trong trường hợp rủi ro phải về nước trước thời hạn, có lấy lại được tiền ký quỹ chống trốn không?

Về mặt lý thuyết là .

Trong các trường hợp rủi ro phải về nước trước thời hạn như: tu nghiệp sinh bị bệnh không thể tiếp tục làm việc, hoặc công ty phá sản và không thể tiếp tục tiếp nhận tu nghiệp sinh, thì về mặt lý thuyết, các bạn vẫn có thể lấy lại được tiền ký quỹ chống trốn đã nộp trước khi sang Nhật.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc có hoàn trả hay không và hoàn trả lại bao nhiêu là tùy vào “cái tâm” của công ty môi giới đưa bạn đi. Và tuy có được hoàn trả lại khoản tiền này, nhưng thực chất số thu nhập dự tính sẽ thu được sau 3 năm của bạn sẽ bị giảm đáng kể nếu phải về nước sớm trước dự định, ảnh hưởng đến khả năng chi trả cho phần tiền còn vay của bạn. Vì vậy, hãy kiểm tra kỹ lưỡng sức khỏe của bạn trước khi sang Nhật, để không gặp sự cố đáng tiếc dẫn đến việc phải về nước sớm nhé!

6. Nếu được công ty khác tiếp nhận, tu nghiệp sinh có thể chuyển sang visa kỹ sư mà không cần về nước không?

Câu trả lời là KHÔNG.

Tu nghiệp sinh vốn là những người được cử đi hợp tác lao động để học hỏi kĩ thuật, sau đó phải sử dụng những kĩ thuật đó để phục vụ tại Việt Nam.

Vì thế, về mặt lý thuyết, các bạn TNS sau khi đi tu nghiệp xong phải về nước làm một công việc liên quan đến ngành đã tu nghiệp ở Nhật thì mới coi như chính thức hoàn thành xong chương trình tu nghiệp. Do vậy, cho dù được công ty khác (hoặc công ty của mình đang làm) đồng ý tiếp nhận vào làm nhân viên chính thức, các bạn vẫn không thể chuyển trực tiếp sang visa kỹ sư để ở lại Nhật được.

Muốn quay lại Nhật dưới dạng kỹ sư, các bạn cần về nước từ 6 tháng tới 1 năm, sau đó tìm đường quay lại Nhật theo dạng kỹ sư hoặc du học rồi xin việc để chuyển sang visa kỹ sư. Tuy nhiên, việc xét hồ sơ lần 2 này sẽ khó khăn hơn so với các bạn chưa từng đi trước đó.

7. Tự ý phá bỏ hợp đồng lao động với xí nghiệp tiếp nhận để chuyển sang xí nghiệp khác có lương cao hơn thì bị phạt thế nào?

Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động có thể bị phạt tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng đối với trường hợp TNS bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.
>> Xem ngay Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP
tại đây.

8. TNS có thể quay lại Nhật Bản làm việc tiếp khi về nước đúng hạn không? 

Trong bối cảnh ngành xây dựng đang thiếu nhân lực trầm trọng do nhu cầu tái thiết vùng bị động đất, sóng thần cũng như xây dựng các công trình mang tính chất thể thao, du lịch phục vụ cho thế vận hội Olympic Tokyo 2020.

Tháng 5/2015, Chính phủ Nhật Bản quyết định gia hạn thời gian cư trú cho thực tập sinh nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng. Theo đó, thực tập sinh ngành xây dựng có thể gia hạn tiếp với xí nghiệp thêm 2 năm, sau khi hết hạn 5 năm thì có thể đi tiếp lần 2.

>> Xem ngay Những cách để tu nghiệp sinh có thể quay lại Nhật Bản làm việc nếu bạn muốn tiếp tục làm việc tại đất nước này.

9. Sau khi về nước, tu nghiệp sinh có thể quay lại Nhật du học được không?

Câu trả lời là CÓ THỂ.
Tuy vậy, bạn cần về nước khoảng 1 năm rồi mới làm hồ sơ để quay lại thì khả năng đậu visa sẽ cao hơn.
Khi làm hồ sơ bạn phải hết sức cẩn thận để không có sự sai lệch trong hồ sơ giữa hai lần xin visa. Đặc biệt là các bạn đã tốt nghiệp Đại học tại Việt Nam, khi khai hồ sơ đi tu nghiệp lần 1 nên kiểm tra kĩ, tránh việc bị các công ty môi giới tự ý khai lại bằng cấp của mình (ví dụ tự ý chuyển từ tốt nghiệp ĐH thành tốt nghiệp PTTH,..).

10. Sau khi về nước TNS có thể lấy lại được 100% tiền nenkin không?

Khi bạn không còn ở Nhật và không có tư cách lưu trú tại Nhật, bạn hoàn toàn có thể lấy lại được gần như 100% số tiền nenkin đã đóng trong thời gian ở Nhật nếu biết cách làm thủ tục mà không hề mất lệ phí.

Cụ thể tiền nenkin được lấy trong 2 lần:
lần 1 (80%)lần 2(20% còn lại). Sau 3 năm làm việc với mức lương trung bình 12-13 man một tháng thì sau khi về nước số tiền nenkin có thể nhận lại vào khoảng 30-35 man (tương đương hơn 60-70 triệu đồng).

>> Xem ngay chi tiết cách lấy lại tiền nenkin
 tại đây
>> Cách lấy lại tiền nenkin lần 2

11. Trường hợp bỏ trốn ra ngoài thì sau này về nước có xin lại được tiền nenkin không?

Câu trả lời là .

Chỉ cần bạn đã nộp tiền nenkin này trên 6 tháng tại Nhật thì bạn hoàn toàn có thể nhận lại tiền nenkin dù bạn là tu nghiệp sinh bỏ trốn ra ngoài.


>>>  Tuy vậy bạn cũng nên xem ngay bài viết Người lao động đi XKLĐ Nhật Bản sẽ bị xử phạt rất nặng nếu bỏ trốn? để biết lý do tại sao không nên bỏ trốn.

Hy vọng đây là thông tin hữu ích đối với các bạn về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Nếu còn muốn tìm hiểu thêm thông tin gì, hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi thông qua khung bình luận phía cuối bài viết hoặc Bấm nút Đăng ký tư vấn hoàn toàn miễn phí

 

ĐỂ BIẾT THÊM CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ:

BỘ PHẬN TƯ VẤN TRỰC TUYẾN 24/7

Phòng tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản

TƯ VẤN 24/7: 0979.171.312

Địa Chỉ:   68 Nguyễn Cơ Thạch - Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội (Cách bến xe Mỹ Đình 1 Km)
     


THANH NHÀN (Ms):0979.171.312
Email: hotro.japan@gmail.com


PHẠM DUYÊN (Ms): 0979.171.312
Email: haodt@gmail.com


ĐẮC HƯNG (Mr) 0967 141 236
Email: dachung@laodongnhatban.com.vn

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


  • Văn Sỹ

    14:25 29/08/2017

    Tu nghiệp sinh và thực tập sinh khác nhau thế nào ạ?
App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang