Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Chia sẻ Nhật Bản: Nỗi lo của lao động Việt tại Nhật Bản khi làm việc quá sức!

11/09/2018
Sang Nhật làm việc ai cũng mong muốn có được một công việc ổn đinh, mức thu nhập cao. Tuy nhiên để có được điều này thì người lao động cũng phải đánh đổi rất nhiều, trong đó có vấn đề phải việc làm quá sức.

Nỗi lo của lao động Việt tại Nhật Bản khi làm việc quá sức

Tôi sang Nhật đã được một thời gian dài, nhớ hồi chân ướt chân ráo đến Nhật đi làm được 4 ngày đã có một người đồng nghiệp cùng xưởng với tôi chết. Nghe mọi người nói là do làm quá nhiều việc nên chết, tôi hoang mang vô cùng. Vì ở Việt Nam có bao giờ thấy xuất hiện hiện tượng như vậy đâu, có ai mà lại làm việc đến kiệt sức rồi chết đâu cơ chứ.

1. Nhật Bản, một xã hội đầy kỹ luật và lòng tự trọng cao

Khi tôi được nghe đến đất nước Nhật Bản, hình ảnh về một quốc gia vô cùng xinh đẹp đã hiện lên trong đầu tôi, nổi tiếng với nền công nghiệp hiện đại, văn hóa truyền thống và con người cực kỳ văn minh. Tuy nhiên sang đến nơi khi được sống tại đây mới thấy rõ được môi trường làm việc tại Nhật vô cùng áp lực và một loạt những quan điểm sống liên quan đến lòng tự trọng. Tiêu biểu như tinh thần samurai như ăn sâu vào trong linh hồn của họ. Điều này chắc chắn không chỉ có tôi mà nhiều lao động khác sang đến đây cũng không khỏi bất ngờ.

>>> Phong cách làm việc đáng để học hỏi của người Nhật

 
tính kỷ luật của người Nhật

Nhật Bản, một xã hội đày kỷ luật và lòng tự trọng cao

>>> Văn hóa xếp hàng của Nhật Bản bắt nguồn từ đâu

2. Áp lực công việc và văn hóa làm việc không ngừng tại Nhật Bản

Ai ai cũng biết Nhật Bản là nước có nền văn hóa mang đậm vẻ đẹp truyền thống, con người thì có tinh thần tuyệt vời, một đất nước đáng sống như vậy cũng có những góc khuất sau đó. Những vấn đề tiêu cực xảy ra ngay trong công việc, đó là áp lực cực độ. Một cơn ác mộng mang tên Karoshi dành chỉ cho những người làm việc cho đến chết. Ở đây ngoài làm việc theo giờ hành chính thì người lao động phải làm thêm rất nhiều, làm thêm đến độ đầy căng thẳng và mệt mỏi.

 
áp lực công việc và văn hóa làm việc không ngừng nghỉ tại Nhật Bản
 
 Vấn đề xảy ra là áp lực cực độ. Một cơn ác mộng mang tên Karoshi dành chỉ cho những người làm việc cho đến chết
 
Tiêu biểu như câu chuyện về một cô gái làm nghề phóng viên tại Nhật đã, cô ấy đã làm việc 159 giờ đồng hồ liên tục sau đó kết quả cô nhận được lại là cái chết đột tử. Điều này đã gây ảnh hưởng đến nước Nhật nhất là đối với các doanh nghiệp đang có chính sách làm thêm cho lao động của mình. Ở Nhật họ luôn có tư tưởng nếu không làm việc chăm chỉ sẽ bị sa thải. Bản thân họ đã chịu nhiều áp lực, áp lực từ rất nhiều phía, từ gia đình, bạn bè, lòng tự trọng của bản thân….chính vì vậy họ luôn trong tình trạng lo sợ.

Những đối tượng này sẽ rất dễ tiến tới cơn bão Karoshi. Vì vậy người lao động Nhật Bản khó mà sống sót trước những chính sách làm việc như vậy. Họ bắt buộc phải đối mặt với 2 vấn đề một là bị đuổi việc hai là làm việc cho đến khi chết.

3. Công ty Nhật bản hiện tại có còn làm việc quá sức

Chính vì sợ sự tấn công của Karoshi chính phủ Nhật Bản và các công ty doanh nghiệp cũng đã có nhiều kế hoạch như một giải pháp để thay đổi tình hình. Ngay cả ở công ty tôi cũng đã có những chính sách như quy định về mức giờ làm thêm, hay chương trình “thứ sáu quan trọng”,…. Các doanh nghiệp đều đang cố gắng đưa ra những chính sách hợp lý để giảm tối thiểu số người chết do làm việc kiệt sức. Nhưng kết quả dường như vẫn chưa được khả quan mấy.

 
Karoshi đã là hiện tượng không lạ lẫm gì tại Nhật
 
Karoshi đã là hiện tượng không lạ lẫm gì tại Nhật
 
Một câu hỏi đặt ra rằng không biết đến bao giờ mới giải quyết được vấn đề làm việc quá sức tại Nhật Bản. Điều này cũng không hẳn nằm ở phía các công ty mà còn nằm ở cá nhân mỗi người lao động nữa, tinh thần của họ đã được đào tạo từ bé, họ sẽ không bao giờ lùi bước vì khó khăn, và họ tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc trong mọi hoàn cảnh. Vậy người lao động biết làm sao?  

Với cá nhân tôi một người lao động tại Nhật Bản, nếu như không thể làm trái được những quy định về công việc, thì tôi đã trang bị cho bản thân những phương pháp hữu ích nhất trong việc giải quyết nỗi căng thẳng và mệt mỏi sau những giờ làm áp lực. Ngoài thời gian làm việc tôi dành chủ yếu cho việc nghe nhạc, thư giãn, xem phim, nghỉ ngơi.

4. Mách bạn cách để Karoshi không còn là ác mộng

Bí quyết từ bản thân tôi cũng như học được của nhiều đàn anh đi trước rằng: Phải yêu bản thân mình đầu tiên, bất luận là trong hoàn cảnh gì. Rõ ràng là tiền bạc và danh vọng cũng không thể bằng sức khỏe của bản thân mình được. Nếu bạn hay tôi không ý thức được điều này thì rất có thể chúng ta sẽ trở thành vấn nạn của Karoshi.

Bạn hãy nuông chiều bạn thân mình một chút vào những lúc cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng bằng cách làm những việc mình yêu thích. Nếu như quá bận rộn thì hãy dành ra khoảng 10 phút thư giãn tại chỗ.

 
nguười nhật thư giãn để giải tỏa stress

Bạn nên có những chuyến đi chơi hay giải trí nhẹ nhàng để giải tỏa stress

Bên cạnh đó bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh. Ăn uống nghỉ ngơi thật hợp lý để giữ được sức khỏe trong trạng thái tốt nhất.
Nếu phát hiện cơ thể có những điểm gì bất thường thì cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

Trên đây là những chia sẻ trải nghiệm từ cá nhân tôi, sau khi được sống và làm việc tại Nhật. Các bạn hãy tham khảo để bao vệ bản thân mình thật tốt nhé. Đừng xem thường Karoshi vì ở Nhật Karoshi sẽ không chừa bất cứ ai không biết điều chỉnh nhịp sống của bản thân đâu.

Xem thêm: TUYỆT CHIÊU làm giảm áp lực tại các công ty Nhật Bản

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang