Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Cú sốc văn hóa của du học sinh, tu nghiệp sinh Việt ở Nhật Bản

26/05/2017
Sốc văn hóa  カルチャーショック là giai đoạn mà đa số các du học sinh, tu nghiệp sinh tại Nhật Bản hay gặp phải. Mọi sự đổi thay trong cuộc sống đến cùng lúc, cộng với tâm trạng cô đơn và nhớ nhà đã tạo nên trạng thái tâm lý bất ổn, chán nản, thậm chí tuyệt vọng với một số bạn.
 
sốc văn hóa nhật bản

Rất nhiều du học sinh, tu học sinh Việt bị sốc văn hóa khi đến học tập và làm việc tại Nhật Bản

Vì sao lại "sốc văn hóa"

"Sốc văn hóa" được hiểu là do cái mà bạn tưởng tượng ra và thực thế khác nhau nhiều quá sức tưởng tượng của bạn. Có nhiều lý do dẫn đến việc sốc văn hóa, ví dụ:
- Bạn tưởng tượng Nhật Bản là một thế giới màu hồng, tươi đẹp nhưng thực tế là xã hội công nghiệp bon chen, vội vã.
- Bạn nghĩ mình sẽ được tiếp đón nồng nhiệt nhưng lại đối mặt với sự lạnh lùng vô cảm
- Bạn nghĩ đất nước mình sẽ được tôn trọng nhưng thực tế thậm chí họ còn chẳng biết nước bạn nằm ở đâu
- Bạn đến chơi nhà người bạn để nhận được việc họ không rảnh và tới phải hẹn trước
Lý do thì nhiều lắm. Thường là do bạn không hiểu biết đầy đủ về đất nước và nền văn hóa của đất nước Nhật Bản mà gây ra.

"Sốc văn hóa” và cách thích nghi

Người Nhật lạnh lùng, vô cảm

Đây là cảm nhận của nhiều du học sinh, tu nghiệp sinh Việt Nam khi tới Nhật. Người Nhật không bao giờ mời bạn về nhà chơi hay tới chơi nhà bạn, nói chuyện chỉ xã giao. Họ giữ kẽ và rất lịch sự với bạn và thường từ chối mọi lời mời.
Đó là vì họ đang sống trong một xã hội công nghiệp vô cùng bận rộn và họ là những cá nhân độc lâp. Chính vì thế, họ thường không dựa dẫm vào gia đình mà sống rất tự lập. Người Nhật không lạnh lùng vô cảm mà xã hội công nghiệp tạo ra con người như vậy. Nếu bạn về miền quê thì bạn sẽ thấy họ cũng rất thân thiện.


 
 
soc van hoa nhat ban

Từ nhỏ trẻ em Nhật Bản đã được học cách sống tự lập
 
Người Nhật làm việc quần quật ngày đêm

Nếu đi làm tại Nhật, việc bạn phải ở lại làm tới 9-10h tối là việc rất bình thường. Nước Nhật là như thế, làm việc quần quật ngày đêm. Nhưng không phải công ty nào cũng vậy, hãy chọn công ty nào phù hợp với bạn.


 
sốc văn hóa nhật bản của du học sinh, thực tập sinh

Tình trạng làm thêm giờ rất phổ biến ở Nhật Bản

Mối quan hệ cấp trên - cấp dưới (sempai - kouhai) khá căng thẳng

Ví dụ cùng vào một công ty nhưng người vào trước là sempai, người vào sau là kouhai. Ở Nhật người ta quan niệm kouhai phải nghe lời sempai, và mối quan hệ này khá khắc nghiệt. Nếu bạn vào một công ty, người vào trước có quyền sai bảo bạn. Bạn không được "cãi" nếu không sẽ bị trù dập. Nhiều người chịu không nổi mà phải nghỉ việc là vì thế.


 
du học sinh, thực tập sinh sốc văn hóa nhật bản

Mối quan hệ sempai - kouhai khắc nghiệt
 
Ức hiếp, trù dập và thù dai

Xã hội Nhật có vấn đề về "ức hiếp" , tức là nhiều người ức hiếp kẻ yếu nhất. Đã có rất nhiều người tự tử vì bị ức hiếp, vì họ xấu hổ do tự thấy mình lạc loài khỏi tập thể
Trong các công ty hay tổ chức, trù dập cũng là vấn đề đau đầu. Bởi vì người Nhật tránh mất lòng nhau, nên họ ít khi tỏ thái độ công khai hay chỉ trích nhau, nhưng thường kèm đó là "thù dai" và "nói xấu sau lưng".
Thực ra thì vấn đề này ở đâu cũng có, chỉ có điều vì bạn thấy người Nhật lịch sự quá nên nghĩ họ không thế, nên mới dẫn đến "sốc văn hóa".

>> Mang điện thoại sang Nhật Bản dùng được không?

Rất chặt chẽ về tiền bạc

Người Nhật thường chi li tới từng xu và nhất định trả lại bạn dù chỉ 1 xu. Nguyên tắc của họ rất cứng nhắc. Khi đi ăn uống chung, thường ai trả phần người nấy hoặc là chia đều ra trả
 
 
soc van hoa nhat ban cua du hoc sinh, thuc tap sinh

Đừng bao giờ nghĩ đến việc vay tiền của một người Nhật Bản

 
Tự sát và trầm cảm

Tỷ lệ tự sát và trầm cảm ở Nhật rất cao, có lẽ vì cường độ làm việc tại đây quá cao. Bạn không nên ngạc nhiên vì đây chỉ là một hiện tượng tất yếu của quá trình phát triển của xã hội. Vấn đề ở đây chính là "làm việc quá sức" mà lại "không phải vì mục tiêu cụ thể cho bản thân". Mỗi nước có một vấn đề riêng, muốn sống tốt thì chúng ta phải nắm rõ và hiểu được nguyên nhân của vấn đề.

 
du hoc sinh, thuc tap sinh soc van hoa nhat ban

Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ người tự tử cao nhất thế giới
 
Nguyên tắc giữ im lặng ở những nơi công cộng như tàu điện, xe bus

Trong khi người Việt Nam quen tụ tập, ồn ào, đôi khi có phần xuề xòa thì người Nhật có phong cách sống khép kín, trọng lễ nghĩa, khuôn mẫu, kỷ luật cao, đôi khi đến mức khắc nghiệt. Không khó để bắt gặp cảnh một học sinh bị đuổi xuống hàng ghế cuối và tài xế nhắc nhở khi vô ý nói cười lớn trên xe bus.


 
những cú sốc văn hóa nhật bản

Tuyệt đối giữ im lặng ở trên tàu điện ngầm

Bạn bị mắng chửi

Có thể bạn đi làm thêm ở đâu đó và bị người quản lý chửi mắng, đe dọa Và vấn đề là người ta lại lấy xuất thân của bạn ra để sỉ nhục bạn, nên làm bạn ức chế. Cách giải quyết thì dễ: Đừng sợ gì cả. Vì ở Nhật mọi người phải tuân thủ luật pháp, họ chửi thế thôi chứ không ai dám đánh bạn. Ai đánh bạn là bạn có quyền kêu cảnh sát tới liền. Vì vậy mà ở Nhật hầu như chẳng ai đánh nhau, họ có thể to tiếng, nhưng không bao giờ “đụng tay đụng chân”.

>> Kinh nghiệm cần biết khi đi xe bus tại Nhật Bản

Lời khuyên dành cho bạn

Lối sống và làm việc của người Nhật có phần nào đó khắt khe, khuôn mẫu, đặc biệt luôn đặt công việc lên hàng đầu. Nhưng những đức tính đó lại là bí quyết để Nhật Bản kiên cường vực dậy sau những thảm họa khủng khiếp rồi đứng vững, phát triển, khiến thế giới ngả mũ khâm phục như ngày nay.

Để sớm vượt qua “Sốc văn hoá” khi đến sống, học tập và làm việc ở Nhật Bản, những du học sinh, tu nghiệp sinh cần tìm hiểu trước thật kỹ về văn hóa, con người, phong tục tập quán của nơi đây. Càng hiểu kỹ về văn hoá của họ thì mức độ và thời gian “sốc văn hoá” sẽ giảm đi rất nhiều và khả năng thích nghi sẽ nhanh hơn.

Du học sinh cần chuẩn bị về mặt tâm lý để đón nhận “sốc văn hoá” nơi xứ người. Cần tự hào về nền văn hoá gốc của mình nhưng cũng phải biết cách chấp nhận và tôn trọng nền văn hoá bản xứ . Hãy rèn cho mình cách sống chỉn chu, kỷ luật, ý thức đặt lợi ích chung lên trên của người dân xứ sở mặt trời mọc. 

>>> Tổng hợp các thắc mắc thường gặp của tu nghiệp sinh tại Nhật Bản


 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang