Tờ Thời báo Nikkei của Nhật vừa đăng tải bài viết đáng chú ý về cuộc sống cân bằng của người dân Việt Nam. Người dân Nhật bản vẫn thường lao động quá mức khiến những hệ quả về mặt sức khỏe, tâm lý ngày càng gia tăng.
Học tập một lối sống khoa học, hợp lý, kết hợp ăn uống và ngủ nghỉ là điều rất quan trọng mà tác giả bài viết muốn nhắn nhủ đến người dân nước này trong tình trạng làm việc ở Nhật Bản nhiều áp lực.
Hình ảnh quen thuộc khi đến Nhật Bản
Thống kê hằng năm cho thấy Nhật bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về số người tự tử do áp lực công việc. Năm 2015, một người phụ nữ trẻ tuổi từng nhảy lầu tự vẫn do áp lực công việc.
“Tôi cảm thấy thương bố mẹ của cô gái ấy. Thật sự tôi không hiểu sao cô ấy lại tự tử”. Một người Việt Nam trả lời tờ Thời báo Nikkei.
Hay vụ việc mới xảy ra ngày 22/02 vừa qua khi một người đàn ông ở thành phố Kasugai, tỉnh Aichi, Nhật Bản đã tự đâm trọng thương mình để lấy cớ không phải đi làm.
Áp lực của công việc tại Nhật Bản
Tờ Nikkei cho rằng người Việt Nam nổi tiếng về tác phong làm việc và rời công sở rất đúng giờ. Điều này trái ngược với dân Nhật, luôn ra về khi trời tối mịt. Trẻ em ở Việt Nam ngủ trưa mỗi ngày và công nhân, viên chức cũng làm điều tương tự.
Người Việt ngủ và ăn trưa trong khoảng một tiếng rưỡi rồi mới quay trở lại làm việc vào đầu giờ chiều. Bữa trưa được xem là rất quan trọng với người Việt Nam. Người Nhật thì ngược lại với các bữa ăn “al-desko” vội vã và thiếu chất dinh dưỡng rồi tập trung làm việc thay vì ngủ trưa.
Ngủ mọi lúc có thể, ngủ gật là nét đặc trưng tại Nhật
Bài viết được quan tâm:
>>> Tổng chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật bản 2017 hết bao nhiêu, có lớn không?
>>> Thực tập sinh đi XKLĐ Nhật Bản sẽ bị xử phạt rất nặng nếu bỏ trốn?
>>> Có nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2023 lý do vì sao?
>>> Tại sao bạn nên đi xuất khẩu lao động Nhật bản vì lương cao hay chế độ tốt?
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Phạm Chung: 0979 171 312
Phạm Chung
0979 171 312
hotro.japan@gmail.com
Yêu Cầu Gọi Lại