Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

XKLĐ Nhật Bản: Những điều nhất định phải làm ĐẦU TIÊN khi đến Nhật

05/09/2018
Bạn quyết định sang Nhật học tập hoặc làm việc thì cũng cần phải chuẩn bị rất nhiều hàng trang. Tuy nhiên việc chuẩn bị đồ ở nhà mang theo chỉ là một phần, còn việc bạn cần phải làm gì khi sang đến Nhật cũng quan trọng không kém. Chuẩn bị hành trang kỹ nhất cho bước khởi đầu là việc làm vô cùng cần thiết. Vậy việc chuẩn bị cho hoạt động tập cũng như cuộc sống ban đầu bên Nhật như thế nào? Việc gì là quan trọng nhất các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!

Những điều nhất định phải làm đầu tiên khi đến Nhật Bản

1. Làm thẻ cư trú

Thẻ cư trú (在留カード), hay chính là thẻ Residence Card. Đây là một loại giấy tờ tùy thân rất quan trọng của người nước ngoài khi sống ở Nhật. Đây cũng là loại thẻ bắt buộc đối với những người lao động hoặc du học sinh nước ngoài cư trú ở nhật trong khoảng thời gian từ 3 tháng trở lên và có vai trò như chứng minh thư nhân dân của bạn ở Nhật vậy.

Trong thẻ sẽ có tất cả những thông tin cá nhân quan trọng của bạn như họ tên, quốc tịch, ngày tháng năm sinh, tư cách cư trú, thời hạn cư trú, địa chỉ. Khi bạn chuyển nhà thì cần phải mang theo thẻ này lên cơ quan hành chính cấp tại khu bạn ở để điều chỉnh thông tin.

 Khi thực hiện thủ tục tại các sân bay quốc tế như Narita, Haneda (Tokyo), Chubu (Nagoya), Kansai (Osaka), bạn sẽ được cấp thẻ này tại sân bay. Còn nếu nhập cảnh ở những sân bay khác thì thẻ cư trú sẽ được gửi đến bạn qua đường bưu điện, nhân viên hải quan chỉ đóng dấu thị thực nhập cảnh lên hộ chiếu cho bạn thôi.

 
Điều phải làm đầu tiên khi đến Nhật là thẻ cư trú
 
 Thẻ Residence Card là một loại thẻ quan trọng với môi cá nhân nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản
 
 Cần thủ tục gì để được cấp thẻ cư trú:

 Điền vào “Ðơn xin đăng ký người nước ngoài”.

 Nộp đơn cùng với hai ảnh (cỡ 4,5cm x 3,5cm, mới chụp trong vòng 6 tháng)

 Xuất trình hộ chiếu (có giấy nhập cảnh tại sân bay)

 Đăng ký chữ ký mẫu (hay lấy dấu vân tay)


2. Mua sim điện thoại và sử dụng điện thoại

Đây có thể được xem là một trong những việc quan trọng đầu tiên cần làm để giúp bạn có thể liên lạc với người thân, thầy cô và bạn bè ở Nhật. Nếu ở Việt Nam, việc sở hữu một chiếc điện thoại và sim là điều hết sức dễ dàng và nhanh chóng, thì quy trình này ở Nhật lại phức tạp hơn đôi chút. Với những bạn du học sinh, cần sử dụng điện thoại lâu dài thì sẽ có 2 lựa chọn:

 Mua điện thoại mới và đăng ký sim tại Nhật

Tại Nhật (và một số nước khác trên thế giới), các nhà mạng sẽ phân phối điện thoại cùng các gói dịch vụ viễn thông cho khách hàng của mình. Nhà mạng khác nhau sẽ cung cấp điện thoại của các hãng khác nhau, chẳng hạn như Softbank chủ yếu phân phối Iphone và Aquos của Sharp, hay Docomo phân phối Samsung, Sony (gần đây có thêm iPhone).

3 nhà mạng lớn nhất tại Nhật là Docomo, Softbank và Au, trong đó Docomo chiếm lượng người dùng cao nhất bởi giá cước tương đối rẻ. Thời hạn hợp đồng tại các nhà mạng thường ít nhất là 2 năm, do đó các bạn có thời gian du học lâu có thể sử dụng hình thức đăng ký này.
Mua điện thoại ngay sau khi đến Nhật

Một số nhà mạng tại Nhật như Docomo, Softbank, Au... 

 Sử dụng điện thoại mang từ Việt Nam sang, chỉ đăng ký sim

Nếu bạn muốn sử dụng điện thoại mang từ Việt Nam sang thì có thể mua các sim giá rẻ (thường có đầu số 080 hoặc 090). Các sim này thường yêu cầu thời gian sử dụng ít nhất là 12 tháng. Một số loại sim giá rẻ bạn có thể tham khảo là Rakuten mobile, DMM mobile hay IIJmio.
 
Mua sim và điện thoại ngay khi đến Nhật
 
Một số loại sim giá rẻ bạn có thể tham khảo là Rakuten mobile, DMM mobile hay IIJmio.
 
 

Để đăng ký được sim, bạn cần chuẩn bị: Hộ chiếu, thẻ cư trú, thẻ ngân hàng (nếu không có thẻ ngân hàng, bạn có thể trả tiền cước hàng tháng tại các cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng của nhà mạng).

Xem thêm:
>>> 5 vấn đề cần lưu ý khi mua điện thoại ở Nhật
>>> 10 điều cần chú ý khi mua điện thoại tại Nhật
 
3. Đăng ký thẻ My Number

Thẻ My Number là phương tiện mà chính phủ Nhật Bản ban hành dùng để quản lý công dân của mình, cũng như những người nước ngoài cư trú tại Nhật. Thẻ này có 12 chữ số, lưu giữ mọi thông tin về thuế, bảo hiểm, thu nhập, phúc lợi xã hội nhằm để có thể thống nhất thông tin của công dân, giảm sự rườm rà trong thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và đảm bảo công bằng xã hội.

Ngoài ra, với những du học sinh, thẻ My Numer còn giúp chính phủ Nhật Bản kiểm soát được thời gian cư trú, đi làm thêm, đảm bảo không có tình trạng làm việc quá số giờ quy định hay những vi phạm khác.
Làm thẻ my number là việc làm đầu tiên khi đến Nhật
 
Thẻ My Number là phương tiện mà chính phủ Nhật Bản ban hành dùng để quản lý công dân của mình
 
Để đăng ký thẻ My Number (Thẻ Mã số cá nhân), đầu tiên bạn sẽ nhận được một Thẻ thông báo mã số cá nhân do cơ quan địa phương cấp. Sau đó, bạn có thể đăng ký Thẻ Mã số cá nhân bằng cách điền hồ sơ và gửi qua đường bưu điện đến cơ quan hành chính địa phương hoặc đăng ký trực tuyến.

4. Làm thẻ ngân hàng

Thẻ ngân hàng và tài khoản ngân hàng là thứ rất cần thiết. Bạn có thể thanh toán các loại chi phí như tiền thuê nhà, học phí, mua sắm, đóng tiền điện, nước, internet…một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt, với những bạn đi làm thêm thì làm thẻ ngân hàng là điều bắt buộc vì các bạn sẽ được nhận lương qua thẻ.

Một trong những ngân hàng được khuyến khích mở tài khoản/làm thẻ tại Nhật Bản là Ngân hàng Bưu điện (ゆうちょう銀行 – Yucho Ginko). Đây là ngân hàng rất phổ biến, có rất nhiều chi nhánh nên bạn sẽ cực kỳ thuận lợi trong giao dịch. ATM của Yucho có ở mỗi bưu điện, nhiều cửa hàng tiện lợi.

 
Làm thẻ ngân hàng ngay sau khi đến Nhật
 
Bạn có thể mở tài khoản/làm thẻ tại Nhật Bản là Ngân hàng Bưu điện (ゆうちょう銀行 – Yucho Ginko)
 
Thông thường để được cấp thẻ ngân hàng, người nước ngoài phải có thời gian lưu trú tại nhật tối đa là 6 tháng. Nhưng với những bạn du học sinh thì chỉ cần cung cấp đầy đủ giấy tờ là sẽ có thể mở tài khoản tại Yucho.

>>>  Hướng dẫn kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng ở Nhật Bản
 Cách mở tài khoản Yucho

Mở tài khoản tại Yucho cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần đến chi nhánh bưu điện gần nhất để mở và thủ tục chỉ mất khoảng từ 20 đến 30 phút. Cần lưu ý là có một vài chi nhánh bưu điện nhỏ không có dịch vụ ngân hàng Yucho, vì vậy các bạn cần đến những chi nhánh có đặt biển hiệu ゆうちょ銀行 màu xanh lá cây ở ngoài cửa. Khi đi nhớ mang các giấy tờ cần thiết: Con dấu (nếu không có thì có thể đăng ký bằng chữ ký), giấy tờ tùy thân, có thể là 在留カード(Zairyu Card/Thẻ căn cước), bằng lái xe (của Nhật) hay Passport.

 
Làm thẻ ngân hàng tại Nhật

Ngân hàng có màu xanh lá cây mới có dịch vụ ngân hàng Yucho

5. Bảo hiểm y tế

Theo luật, người nước ngoài có thời gian lưu trú tại Nhật trên 3 tháng đều phải tham gia bảo hiểm y tế. Khi đóng bảo hiểm y tế quốc dân, bạn sẽ phải chi trả 30% phí khám chữa bệnh. Vì viện phí tại Nhật rất đắt đỏ nên nếu như bạn không có bảo hiểm bạn có thể sẽ gặp khó khăn tài chính nếu chẳng may bị bệnh.

Việc đăng ký bảo hiểm này cũng rất đơn giản, bạn có thể đến trực tiếp cơ quan quản lý hành chính địa phương để được hướng dẫn. Tiền thanh toán hàng tháng thì có thể được thực hiện tại các cửa hàng tiện lợi.

>>> Quy định tham gia bảo hiểm y tế tại Nhật Bản

 
Bảo hiểm y tế Nhật Bản

Việc mua bảo hiểm y tế sẽ giúp tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh tại Nhật Bản
 
Trên đây là 5 thứ bạn nên làm và nhất định phải mua đầu tiên khi tới Nhật Bản. Vì đều là những thứ rất quan trọng gắn liền với quyền lợi của bạn nên hãy cân nhắc và sắp xếp thời gian để hoàn thành nhanh nhất, sớm nhất nhé!
>>>
Những khoản tiền bảo hiểm mà người lao động phải đóng tại Nhật Bản
>>> Các loại bảo hiểm mà người lao động phải đóng khi làm việc tại Nhật Bản

 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang