Chuông gió Nhật Bản còn được gọi là Furin (風鈴): được làm bằng kim loại hoặc thủy tinh, có vỏ hình bát to bằng lòng bàn tay, có gắn một lưỡi treo vào trung tâm của chuông giúp tại ra âm thanh khi nó chuyển động, ở phía dưới có treo một tờ giấy nhỏ. Khi có gió thổi, lưỡi treo sẽ lắc lư và va vào vỏ, tạo ra âm thanh của chuông gió.
Vào thế kỷ XII, khi Đạo Phật du nhập vào Nhật Bản thì chiếc chuông gió cũng xuất hiện ở xứ sở Phù Tang. Chuông gió Furin ban đầu là một loại chuông có tên là Futaku có nghĩa là chuông treo. Loại chuông này được treo trên mái đền, chùa với âm thanh phát ra trong trẻo. Người dân Nhật bản rất thích nghe tiếng chuông Furin.
Thời Edo (1603-1867) những chiếc chuông Furin được người bán rong cho vào trong bao. Họ đi khắp các con phố để bán chuông gió với những âm thanh phát ra thật dễ chịu. Từ đó, treo chuông gió đã trở thành một phong tục phổ biến khắp mọi nơi.
Chuông gió chủ yếu được làm từ gốm sứ, thủy tinh, và các kim loại. Để tạo ra âm thanh nhẹ nhàng, người Nhật sáng tạo thêm một lưỡi treo vào trung tâm của chuông gió để tạo ra âm thanh nhẹ nhàng mỗi khi nó chuyển động. Furin có nhiều kích cỡ và hình dáng vô cùng đa dạng. Bề mặt bên ngoài của chuông gió được trang trí sơn trang trí bằng các họa tiết liên quan tới thiên nhiên, cây cối, động vật và thần linh,…
Chuông gió có kích thước 4 x5 cm hoặc 8 x 7 cm . Những họa tiết được vẽ trong suốt và thêm một chiếc lá gió cầu may xinh xắn. Ngày nay, các mẫu thiết kế của Furin thay đổi liên tục từ đơn giản đến phức tạp có thể là một chiếc đèn lồng, hình ngôi đền, ngôi chùa nhỏ , xô, cá, và các hình thù phong phú độc đáo khác và được trang trí với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, xanh lục, vàng, xanh lam, trắng…
Người Nhật quan niệm rằng mỗi màu sắc trên chuông gió Furin mang một ý nghĩa riêng theo chủ ý của người chế tác hoặc người tặng. Ví dụ, màu đỏ tượng trưng cho mặt trời sáng soi, xua đuổi tà ma; màu xanh lam tượng trưng cho trời và biển, màu xanh lục đại diện cho cây cối có nghĩa là sức khỏe, không bị ốm đau; màu vàng là hình ảnh của mùa thu với những cánh đồng lúa chín biểu trưng của tiền bạc; màu trắng hiện thân của màu áo cưới tinh khôi và là biểu tượng của may mắn…
Dưới mỗi chiếc chuông Furin sẽ treo một mảnh giấy, gọi là Tanzaku trên đây là những lời chúc may mắn, cầu bình an, những bài thơ ngắn như thơ Hai-ku 17 âm tiết hoặc thơ Wa-ka 31 âm tiết.
Những chiếc chuông gió Nhật Bản không chỉ là vật trang trí, chuông gió Nhật Bản Furin còn mang nhiều ý nghĩa:
Chuông gió Nhật Bản xua đuổi tà ma và bệnh tật
Người Nhật cho rằng, treo chuông gió trong nhà sẽ bảo vệ gia đình khỏi quỷ dữ. Với ý nghĩa này mà chuông gió cũng được dùng trong các nghi lễ trừ tà. Âm thanh của chuông gió phát ra sẽ khiến cho quỷ dữ không vào quấy nhiễu.
Trong thời kỳ Kamakura (1185-1333) trong các gia đình quý tộc giàu có, chuông gió thường được treo ngoài hiên để đuổi quỷ “Yakubyougami” – một con quỷ gieo rắc bệnh tật và thảm họa.
Tìm hiểu thêm: BÙA MAY MẮN OMAMORI - MỘT NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN
Mang lại những điều tốt lành
Những âm thanh thanh thoát của chuông gió Furin vang lên trong không gian đất trời giống như một sự liên kết giữa con người và thần linh. Vì vậy, người Nhật thường treo những mẩu giấy vào chiếc chuông gió để gửi gắm những ước nguyện của mình.
Âm thanh của sự mát mẻ và sảng khoái
Những người dân của xứ sở Hoa Anh Đào cho biết, vào những ngày hè oi bức, họ nghe thấy chiếc chuông gió như cảm nhật được sự mát mẻ. Vì thế, thanh âm của gió trong Furin tạo tâm trạng thư thái, dễ chịu và sảng khoái cho con người.
Ý nghĩa của tình yêu vĩnh cửu
Ý nghĩa của chuông gió Furin còn thể hiện tình yêu vĩnh cửu. Các đôi yêu nhau sẽ tặng nhau chiếc chuông gió như lời hứa hẹn sẽ mãi mãi bên nhau trọn đời.
Lễ hội chuông gió " Tình yêu" tại đền Kawagoe Hikawa (tỉnh Saitama)
Lễ hội Chuông gió Nishiarai Daishi (Tokyo)
Nishiarai Daishi, nằm ở Adachi-ku, Tokyo, là một ngôi chùa nổi tiếng về việc tránh tà
"Lễ hội Furin" là một truyền thống kết nối mùa hè của Nishiarai Daishi. Được tổ chức vào mùa hè hàng năm, khoảng 500 loại chuông gió quy tụ từ khắp nơi trên đất nước trong suốt thời gian này. Ngoài ra còn có một cuộc triển lãm và bán chuông gió. Bạn không thể không cảm nhận mùa hè của Nhật Bản trong những chiếc chuông gió xinh đẹp vang vọng trong khuôn viên.
Lễ hội chuông gió Kawasaki Daishi (tỉnh Kanagawa)
"Lễ hội Furin" được tổ chức trong khuôn viên của Kawasaki Daishi hàng năm trong năm ngày vào cuối tháng Bảy. Đặc biệt vào thứ 7 và chủ nhật, có rất đông người đến xem! Sẽ có khoảng 300.000 người đến đây trong năm ngày. Nơi đây tập trung đông người như vậy do lễ hội chuông gió của Kawasaki Daishi thu hút 30.000 chuông gió thuộc 900 loại từ 47 tỉnh thành trên toàn quốc.
Lễ hội Chuông gió Shojuin (tỉnh Kyoto)
Tại Shojuin, "Lễ hội Chuông gió" được tổ chức vào mùa hè hàng năm. Hơn 1.000 chiếc chuông gió phát ra âm thanh mát mẻ trong khuôn viên và thu hút du khách.
Bạn có tin chuông gió Furin sẽ xua đuổi bệnh tật, mang lại may mắn và tình yêu không? Dù bạn có tin hay không thì hãy sở hữu cho mình một chiếc chuông gió Furin phù hợp và xinh xắn nhé. Chắc chắn một lúc nào đó nó sẽ mang lại may mắn và hạnh phúc cho bạn.
Ngoài chuông gió Furin đất nước Nhật Bản còn rất nhiều điều thú vị mà bạn còn chưa biết Tìm hiểu thêm văn hóa Nhật Bản TẠI ĐÂY
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Phạm Chung: 0979 171 312
Phạm Chung
0979 171 312
hotro.japan@gmail.com
Yêu Cầu Gọi Lại