Ngày Lễ Thành Nhân Nhật Bản còn có tên gọi là (Seijin no hi) là một ngày có ý nghĩa trọng đại trong cuộc đời của mỗi chàng trai và cô gái Nhật Bản. Lễ Thành nhân diễn ra vào ngày thứ Hai của tuần thứ hai tháng Giêng hàng năm, ngày lễ này được ra đời từ năm 1948 .
1.Lễ thành nhân là gì?
Lễ thành nhân (成人式―seijinshiki) là buổi lễ đánh dấu bước ngoặt trưởng thành của trẻ em vị thành niên khi được 20 tuổi. Người Nhật tính tuổi là bắt đầu từ ngày sinh nhật, tức nếu sau lễ thành nhân bạn mới tròn 20 tuổi thì không được giấy mời tham dự.
Tham dự lễ thành nhân là một vinh dự lớn của người trẻ Nhật Bản, và ngày này được tổ chức vô cùng long trọng.

2. Nghi lễ
Trước đây, lễ thành nhân được tổ chức vào ngày 15 tháng 1 hàng năm, nhưng từ năm 1998, ngày này đã được qui định vào ngày thứ hai của tuần lễ thứ hai trong tháng giêng mỗi năm, năm nay là ngày 12 tháng 1 và được tổ chức tại khắp nơi trên nước Nhật.
Lễ thành nhân sẽ được các tổ chức hành chính địa phương tổ chức. Trong buổi lễ, nam giới sẽ mặc áo vest hoặc trang phục kimon truyền thống dành cho nam giới. Nữ giới cầu kỳ hơn với việc tết tóc và mặc áo kimono Furisode (loại kimono với tay áo dài chỉ dành riêng cho con gái chưa lấy chồng) với nhiều màu sắc sặc sỡ.
Tại buổi lễ, chủ tịch đơn vị hành chính sẽ đọc lời chúc phúc cho các nam nữ tới độ tuổi thành niên. Sau đó mọi người sẽ chụp ảnh kỷ niệm, đi lễ tại các đền, chùa và liên hoan tại các nhà hàng.

Những người tham gia đều tự tay chọn những tấm bưu thiếp (bán trước cổng đề), viết những điều mong ước của riêng mình và treo lên giá trong đền với hy vọng tất cả sẽ thành hiện thực trong cuộc đời.
Theo luật pháp Nhật Bản, những người thành niên có thể đi bỏ phiếu, hút thuốc, uống rượu mà không bị ngăn cấm.
3. Lễ thành nhân được tổ chức như thế nào?
Lễ thành nhân tổ chức vào thứ 2 thuộc tuần thứ 2 tháng Giêng hàng năm. Vào ngày này, những người đủ 20 tuổi sẽ nhận được một thiệp mời tham dự lễ. Hoạt động trong ngày lễ gồm có nghi thức Thành Nhân tổ chức tại các văn phòng địa phương và vùng, và buổi tiệc sau đó với gia đình, bạn bè, chụp hình kỷ niệm với nhau sau khi buổi lễ kết thúc.
Đây không chỉ là một dịp lễ có ý nghĩa đối với bản thân người “thành nhân- trưởng thành”, với gia đình của họ mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cả đất nước trong trình trạng dân số của Nhật đang ngày càng già đi. Thế nên, dù thế nào thì hàng năm buổi lễ đều được tổ chức rất long trọng.

4. Các quyền lợi khi trưởng thành
Khi đủ 20 tuổi và được công nhận trưởng thành, từ đây họ có thể vô tư vô quán gọi bia rượu và hút thuốc. Nhiều người trẻ cho rằng đây mới là lúc đáng sống, vì họ có thể tự do làm bất cứ điều gì mà không bị ai ngăn cản. Ngoài ra, còn có thể đi làm và có những quyền lợi hợp pháp cho người truorng thành.
Tuy nhiên, trở thành người lớn đồng nghĩa với việc phải chịu trách nhiệm tất cả những gì mình làm trước pháp luật, quyền lợi được hưởng cũng song hành với việc xử phạt phân minh.
Nhật Bản dành rất nhiều quyền cho người dân của mình, đồng thời luật pháp Nhật Bản cũng nổi tiếng cứng nhắc và ít khi chịu khoan hồng, do đó những người trẻ cũng đều phải chú ý để không làm những chuyện vượt quá giới hạn cho phép.
Xem thêm:
>>> Các ngày nghỉ lễ, ngày lịch đỏ của Nhật
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.