Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

3 lý do người Nhật ăn Tết Dương lịch thay Tết Âm lịch

21/12/2018

Bắt đầu từ năm 1873, Người Nhật đã bỏ Tết cổ truyền Âm lịch sang ăn Tết dương lịch bởi 3 lý do. Việc thay đổi ngày ăn Tết này có những lợi ích nhưng cũng đem lại sự tiếc nuối cho người dân đất nước này.

Cũng giống như nhiều quốc gia châu Á khác, từ xa xưa người dân Nhật đã sử dụng lịch âm của người Trung Quốc. Từ năm 1844 đến năm 1872, người Nhật tổ chức đón Tết theo lịch Thiên Bảo.

Ngày 03 tháng 12 năm 1872 (năm Minh Trị thứ 5), chính phủ Nhật Bản quyết định sửa thành ngày 01 tháng 01 năm 1873 (năm Minh Trị thứ 6) và từ đó người dân phải điều chỉnh lễ hội đón năm mới của họ theo lịch mới, tức là đón Tết vào ngày 01 tháng 01 hàng năm theo lịch dương - lịch của người châu Âu.

Đằng sau quyết định thay đổi cả lịch của Tết cổ truyền là cả một chuỗi những lý do ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước Nhật Bản.


 
lý do người Nhật ăn Tết dương lịch thay Tết âm lịch

1. Chính phủ Nhật Bản luôn độc quyền trong việc lựa chọn lịch quốc gia

Ở Nhật Bản, người ta tin rằng có một vị thần tên là Toshigami-sama sẽ ghé thăm từng nhà vào đầu năm mới và mang lại may mắn và sinh lực cho cả năm. Năm mới của người Nhật được tổ chức cho vị thần này.

Triều đại Minh Trị (1868 - 1912) là giai đoạn hiện đại hoá nhanh chóng của Nhật Bản với một loạt cải cách về kinh tế. Sắc lệnh của Nhật Hoàng ký năm 1872 nói rõ: “Lịch người dân Nhật Bản sử dụng suốt 1.200 năm qua là không có cơ sở thực tế, cản trở sự phát triển tri thức nhân loại, cần phải xoá bỏ và sẽ áp dụng lịch phương Tây từ nay cho đến mai sau”.

Vì vậy khi chính phủ quyết định thay đổi lịch, người dân Nhật Bản phải tuân theo. Cho dù Toshigami-sama là một vị thần linh thiêng trong tín ngưỡng Nhật Bản, nhưng quyết định của Thiên Hoàng không dám trái lệnh, hơn nữa ông là một người cực giỏi thay đổi vận mệnh của cả đất nước Nhật nên lời nói của ông vô cùng trọng lượng.
>> Nếu là du học sinh, thực tập sinh thì bạn cũng nên xem ngoài ngày Tết còn bao nhiêu ngày nghỉ nữa vào thời gian này tại đây.

2. Góp phần tăng sản lượng quốc gia

Nhờ việc thay đổi này mà chính phủ Nhật Bản đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc trả lương tháng 13 cho công chức đồng thời giảm bới số ngày nghỉ góp phần tăng sản lượng quốc gia.

3. Sự thay đổi là cần thiết vào thời điểm đấy

Lý do chính quyết định đến sự thay đổi này bắt nguồn từ chính thời điểm mà Thiên Hoàng Minh Trị nhận thấy được sự nguy hiểm với đất nước Nhật Bản:

- Vào thế kỷ 19, Nhật Bản đã phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn như họ đã ký các hiệp ước không có lợi với Mỹ (ví dụ như Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại Nhật Bản - Hoa Kỳ 1858)

- Ngoài ra, tình hình thế giới lúc đó các nước phương Tây đang tìm cách mở rộng đô hộ các nước nhỏ. Để tránh bị đô hộ, Nhật Bản cần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phải vươn mình trở thành một quốc gia hùng mạnh, đứng trong hàng ngũ các nước văn minh hàng đầu trên thế giới. Chính vì vậy việc sửa đổi các điều khoản khớp với nhau khi thực hiện là điều cần thiết lúc này.

Từ các lý do trên, việc đổi lịch là tất yếu, dù rằng điều này khiến mọi thứ trở nên rắc rối do thời điểm công bố đổi lịch là ngày 9/12, tức chỉ còn 3 tuần nữa là năm mới, trong khi theo lịch cũ khi ấy mới là ngày 9/11 năm Minh Trị thứ 5.

4. Nhật Bản còn sử dụng lịch âm hay không?

Kể từ năm 1873, lịch Dương đã được sử dụng và vẫn phổ biến cho đến ngày nay. Tuy nhiên người Nhật vẫn áp dụng cách đếm năm theo truyền thống trên một số sách báo, tranh ảnh. Các năm sẽ được đánh số theo niên hiệu và số năm trị vì của Nhật Hoàng. Chẳng hạn năm 2023 được gọi là năm Heisei 29, có nghĩa là năm trị vì thứ 29 của Nhật Hoàng hiện tại - Nhật Hoàng Akihito.

Ngày nay, đa phần người dân Nhật Bản đã không còn đón Tết cổ truyền. Nhưng ở một số vùng như đảo Kago, Okinawa, Amami người dân vẫn duy trì phong tục đón Tết theo lịch âm.

Video dưới đây cho thấy người Nhật đón Tết 2013 theo năm con Rắn trong lịch âm.


 

5. Người Nhật đang muốn khôi phục lại ngày Tết cổ truyền?

Trong một lần trả lời báo giới Việt Nam, Công sứ Nhật Bản - Hideo Suzuki từng chia sẻ, vào thời kỳ công nghiệp hóa dưới thời Minh Trị, việc chuyển từ ăn Tết Nguyên Đán cổ truyền sang Tết Tây là rất cần thiết. Còn ngày nay, đang có một luồng dư luận tại Nhật cho rằng nên khôi phục Tết Nguyên đán cổ truyền.

Bởi theo dương lịch, ngày 1/1 hằng năm sẽ bắt đầu mùa xuân, nhưng trên thực tế, thời tiết tại Nhật vô cùng lạnh giá trong tháng 1. Vì vậy, rất khó cho mọi người cảm nhận một mùa xuân mới đang về.

Còn nếu theo Âm Lịch cổ truyền, mùa xuân sẽ đúng hẹn hơn, vì ngày đầu của mùa xuân thường rơi vào tháng 2. Khi đó, hoa mận đã nở khắp nơi và khoảng 1 tháng sau (tháng 3 dương lịch), sắc xuân sẽ tràn ngập tại Nhật Bản với hoa anh đào nở.

Vì vậy, không ít người từng đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta lại đón mùa xuân vào thời điểm lạnh giá nhất của mùa đông?”.


 

bắn pháo hoa tại Nhật Bản

Bắn pháo hoa chào năm mới tại Nhật Bản năm 2023

Ngoài ra còn nhiều ngày lễ khác bị ảnh hưởng bởi sự chuyển đổi này như:

- “Lễ hội 7 loại thảo mộc” tổ chức vào ngày 7/1 hàng năm, nhưng thời điểm đó vẫn là mùa đông lạnh giá nên không có thảo mộc để thu hoạch.
- “Lễ hội hoa anh đào” mùng 3/3, nhưng hoa chỉ bắt đầu nở vào tháng 4.
- “Ngày lễ Thiếu nhi” mùng 5/5 nhằm cầu nguyện cho sức khoẻ của các bé trai trong mùa mưa, nhưng thực tế phải một tháng sau đó mùa mưa mới bắt đầu.
- ...

Vị công sứ Nhật Bản từng nhấn mạnh:

"Nhật Bản đã bỏ âm lịch để sử dụng dương lịch vì những đòi hỏi của nền kinh tế khi đó. Nhưng như tôi đã nói, Nhật Bản lẽ ra vẫn có thể giữ Tết Nguyên đán như một nét văn hóa cổ truyền và là sợi dây liên kết cộng đồng. Chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu hóa. Điều đó tạo ra một xã hội mở, nhưng mặt khác nó khiến con người mất đi bản sắc, sự nhận diện "chúng ta là ai?".

Đây là một vấn đề lớn, thậm chí về khía cạnh an ninh quốc gia. Một quốc gia có thể có trong tay những máy bay chiến đấu hiện đại nhất, tinh xảo nhất, nhưng nếu những người điều khiển máy bay không có ý chí mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền quốc gia thì các máy bay hiện đại ấy chẳng có tác dụng gì.

Bên cạnh đó, con người chỉ có sức mạnh khi họ đoàn kết và cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng để đoàn kết mọi người. Đây là lý do nhiều người Nhật Bản muốn khôi phục lễ hội đón năm mới cổ truyền, với mong muốn giúp làm tăng sức mạnh cộng đồng".

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang