Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Làm việc tại Nhật Bản: Bạn sẽ không được chấp nhận nếu như không tham gia bảo hiểm xã hội

12/11/2018
Một quy định đã được chính phủ Nhật Bản ban hành rằng Chính phủ sẽ không có ý định cho phép các công dân nước ngoài đang làm việc tại Nhật Bản tiếp tục được ở lại nếu như họ không đóng bảo hiểm xã hội trong một thời gian dài, theo các nguồn tin cho biết.

Bộ Tư pháp và Y Tế, cũng như bộ Lao động và Phúc lợi Nhật Bản có kế hoạch mới về việc giải quyết các trường hợp vi phạm việc đóng các khoản phí bảo hiểm xã hội. Cụ thể, trong khi bộ Tư pháp xem xét gia hạn thời gian lưu trú tại Nhật Bản cho những lao động nước ngoài, việc họ có đóng tiền bảo hiểm đúng thời hạn hay không sẽ là một trong những tiêu chí quan trọng để đưa ra quyết định.

Chính phủ đã đệ trình lên phiên họp Hạ viện một dự luật mới để điều chỉnh Luật nhập cư và Tị nạn, với mục đích thiết lập nên một hình thức lưu trú mới cho người lao động nước ngoài có những kĩ năng và tay nghề cụ thể, để có thể chấp nhận nhiều hơn những đối tượng lao động ngoại quốc vào làm việc trong các lĩnh vực lao động chân tay đơn giản.

Trước phiên họp, trong phiên điều trần tại Hội đồng lập pháp của Hạ viện hôm thứ 6, bộ trưởng bộ Tư pháp, ông Takashi Yamashita đã nói về tình trạng cư trú mới, “Bộ đang xem xét không cho phép những người nước ngoài không đóng tiền bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian dài ở lại đất nước”.

>>> Quy đinh phải tham gia bảo hiểm tại Nhật

 

Ông cũng cho biết: “Điều quan trọng là phải đảm bảo hệ thống bảo hiểm xã hội được vận hành một cách hợp lý”, mong muốn thiết lập lên một hệ thống chia sẻ thông tin về các khoản phí bảo hiểm xã hội giữa các bộ và cơ quan chính phủ có liên quan.

Từ trước tới nay, những công dân nước ngoài đủ điều kiện làm việc tại Nhật Bản đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế giống như những người đồng nghiệp Nhật Bản, tuy nhiên, họ lại chưa bao giờ bị bắt buộc đóng các khoản bảo hiểm xã hội.

 

 Bởi vậy, bộ Tư pháp đang yêu cầu xem xét sửa điều luật và thêm vào điều kiện họ phải đóng đúng khoản bảo hiểm xã hội như là một trong những yêu cầu mới hay không.

Tại Nhật Bản, khi công dân nước ngoài ở lại hơn 3 tháng và có được giấy chứng nhận cư trú, họ sẽ phải đóng tiền bảo hiểm xã hội phụ thuộc theo thu nhập của họ.

Sinh viên nước ngoài và những người có những doanh nghiệp do mình tự làm chủ phải đăng kí chương trình hưu trí và bảo hiểm y tế quốc gia, trong khi người nước ngoài làm việc tại công ty trong nước thì phải đăng kí chương trình bảo hiểm y tế cũng như tiền hưu bổng cho nhân viên.

Với việc chấp nhận làn sóng nước ngoài vào làm việc tại Nhật Bản, chính phủ hiện đang quan ngại về việc những công dân nước ngoài không đóng tiền bảo hiểm y tế quốc gia cũng như lương hưu quốc gia, vì có những trường hợp lao động nước ngoài được điều trị tại các cơ sở y tế, không được bảo hiểm đài thọ nhưng vẫn phớt lờ và không chi trả những chi phí của mình, tự nhận rằng mình đã đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ.

Mặt khác, cũng đã có những trường hợp mà công ty thuê lao động nước ngoài không đảm bảo quyền lợi bằng cách giấu họ các thông tin liên quan đến phúc lợi được hưởng bảo hiểm.

Nguồn theo: Sugoi
 
Xem thêm: 

>>> Đi XKLĐ về nước bạn sẽ được hưởng những loại tiền bảo hiểm gì?
>>> Những khoản tiền bảo hiểm nào mà bạn phải đóng khi đến Nhật

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang