Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Đến Nhật Bản vào dịp đầu năm mới, nhất định bạn không được quên 10 phong tục truyền thống này

15/02/2019
Dù Nhật Bản đã chuyển qua Tết dương lịch, nhiều người vẫn duy trì những thói quen, phong tục truyền thống trong dịp đầu năm với hy vọng có nhiều may mắn, hạnh phúc trong năm sau.


Với nhiều quốc gia trong khu vực châu Á, Tết Nguyên đán là dịp lễ hội quan trọng bậc nhất trong năm. Tùy theo văn hóa mỗi nước mà người dân lại có những nét phong tục truyền thống khác biệt, độc đáo. 

Do đó, nếu có dịp tới Nhật Bản trong dịp đầu năm mới, đừng quên trải nghiệm những nét phong tục có một không hai này. Tuy đã chuyển qua Tết dương lịch nhưng người Nhật vẫn duy trì những truyền thống này trong suốt dịp đầu năm.

1. Kadomatsu 

Kadomatsu là món đồ trang trí truyền thống không thể thiếu trong dịp năm mới tại Nhật Bản, được làm từ tre và cành cây thông. Nó thường được đặt trước cửa nhà để chào đón Kami - vị thần quan trọng trong văn hóa của đạo Shinto. Đến ngày 15/1, có nhiều người sẽ mang kadomatsu đến các ngôi đền để đốt, nhằm biểu trưng cho sự trở về nhà.

 

2. Otoshidama - phong tục mừng tuổi

Cũng như nhiều nước trong châu Á, người Nhật thường dành tặng cho trẻ con những đồng tiền, đựng trong các phong bao được trang trí đẹp mắt trong dịp Năm mới. Tùy thuộc vào độ tuổi mà thường các em sẽ được tặng từ 3,000 - 10,000 yen. Trẻ con lớn tuổi hơn thường được mừng nhiều hơn. Tuy nhiên, tất cả trẻ em trong cùng một gia đình sẽ nhận được số tiền tương đương. 

 

>>> Tìm hiểu về phong tục lì xì đầu năm mới- OTOSHIDAMA của người Nhật

3. Đi lễ đền và nghe 108 tiếng chuông

Người Nhật coi việc đi thăm đền đạo Shinto trong dịp đầu năm mới là một điều hết sức quan trọng. Nếu không, người dân có thể đến các ngôi chùa đạo Phật trong đêm Giao thừa.

Thông thường, các ngôi đền Nhật Bản thường đánh 108 tiếng chuông trong đêm Giao thừa. Trong quan niệm truyền thống, 108 tiếng chuông tượng trưng cho 108 nhục dục mà con người trải qua trong cuộc sống. 108 tiếng chuông cất lên nhắc nhở người dân về những điều không tốt trong cuộc sống, đồng thời giúp gột rửa tâm hồn cho một năm mới đang đến. 

 

4. Ngắm mặt trời mọc đầu tiên

Khoảnh khắc mặt trời mọc đầu tiên trong năm được xem như rất đỗi quan trọng với người Nhật Bản. Thông thường, người dân thường tập trung tại các bãi biển để ngắm mặt trời mọc nếu có điều kiện. Đây được xem như một cách may mắn để bắt đầu năm mới. 

 

5. Hamaya - mua những mũi tên cầu may

Hamaya trong tiếng Nhật có thể hiểu là "những mũi tên tiêu diệt quỷ dữ", thường được bán tại các ngôi đền Nhật Bản trong dịp đầu năm. Những chiếc bùa này bắt nguồn từ truyền thống của những võ sĩ đạo. Họ thường tặng cho các bé trai những mũi tên trong dịp đầu năm mới. 

Những chiếc hamaya hiện đại được trang trí đẹp mắt, cầu kỳ và thường được các bậc phụ huynh mua cho con em mình, cả bé trai lẫn bé gái. Sau đó, nó sẽ được treo quanh năm trong nhà. Bạn cũng có thể tìm mua một hamaya tại các ngôi đền Nhật Bản nếu tới đây trong dịp năm mới.

6. Osechi Ryori 

Osechi Ryori là tập hợp khoảng 50 món ăn truyền thống trong dịp Tết của Nhật Bản. Nếu có dịp tới thăm Nhật và ghé thăm nhà một người dân địa phương, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức các món ăn đặc sắc này. Thông thường, mỗi món ăn sẽ mang một ý nghĩa biểu tượng: sức khỏe, sự trường thọ, hạnh phúc và thành công.

Để nấu được một Osechi Ryori cũng rất kỳ công và tốn thời gian vì cần phải chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu và mỗi món ăn đều rất công phu, cầu kỳ. Với nhiều gia đình, họ chọn cách mua các phần Osechi Ryori có sẵn tại siêu thị về.

 

7.Trò chơi thả diều

Thả diều là một trò chơi phổ biến trong dịp đầu năm tại Nhật Bản. Trong quá khứ, những con diều được thả có tên Oniyouzu với hình dạng quỷ dữ Nhật Bản. Trò chơi nhằm biểu tượng cho việc xua đuổi tà ma trong năm mới. Giờ đây, dù không phải con diều nào cũng có hình mặt quỷ nhưng thả diều vẫn là một trò chơi truyền thống được nhiều người yêu thích. 

 

8. Ema - bảng cầu nguyện

Ema là những tấm bảng cầu nguyện liên quan tới truyền thống cổ xưa khi người dân hiến tặng ngựa cho các ngôi đền. Giờ đây, người ta thường viết những lời chúc, cầu nguyện cho năm mới lên các ema và treo tại nhiều đền thờ trên khắp Nhật Bản.

 

9. Fukubukuro 

Fukubukuro trong tiếng Nhật có nghĩa là chiếc túi may mắn. Đây là một truyền thống tại Nhật Bản trong dịp đầu năm khi người bán hàng sẽ bán những chiếc túi mà chỉ có họ biết bên trong có những mặt hàng giảm giá gì. Do vậy, nhiều người dân Nhật Bản thường xếp hàng dài để mua những món hàng giảm giá hời như vậy trong dịp đầu năm, đặc biệt là các thương hiệu lớn.

 

10. Hatsuyume - giấc mơ đầu năm

Với người Nhật Bản, giấc mơ đầu năm được coi là thứ tiên đoán vận mệnh cho cả năm. Vì vậy trong quan niệm của người Nhật, nếu bạn mơ thấy núi Phú Sỹ, một quả cà tím hay một con diều hâu, bạn sẽ gặp may mắn trong năm mới. Tuy nhiên, chẳng có mấy ai mơ về quả cà tím mấy cả.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang