Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Đâu là những món quà bạn không nên tặng tại Nhật Bản?

19/09/2022
Điều mà bất cứ ai cũng đều chờ đợi khi dành tặng một món quà nhỏ cho những người khác, đó chính là việc người nhận sẽ hạnh phúc khi được nhận món quà. Thế nhưng, tại Nhật Bản, đối phương sẽ không thể nở nụ cười đón nhận, mà lại còn nhìn bạn với ánh mắt e dè và khó chịu, khi bạn tặng cho họ những món quà này trong những tình huống cụ thể! Vậy bạn có biết những món quà đó là gì không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!


Hãy cùng tìm hiểu xem, đâu được xem là một món quà “cấm kị” trong những tình huống cụ thể trong cuộc sống hàng ngày tại Nhật Bản?

Đám cưới

Nếu là một khách mời đến dự một đám cưới tại Nhật, hãy chú ý lưu lại danh sách dài những món quà mà bạn sẽ không thể tặng cho cặp vợ chồng mới cưới, nếu không muốn bị coi là một người bạn thô lỗ hay vô duyên.

Bạn tuyệt đối không được mang đến bất cứ thứ gì sắc nhọn hay có thể cắt được khi nó sẽ được coi là ám chỉ hình ảnh của việc kết nối bị cắt đứt, hay trong tiếng Nhật là en ga kireru. Vậy nên, kéo, dao hay bất cứ một dụng cụ gia đình nào khác có tác dụng như vậy không nên xuất hiện tại đám cưới.

 

Ngoài ra, khăn tay trắng cũng là một trong những món quà cấm kị xuất hiện tại các đám cưới. Khăn tay, khi được viết bằng chữ Kanji sẽ được phát âm là tegire, và cho dù chúng được viết khác hoàn toàn với chữ kire, từ “cắt” nhưng cách phát âm lại tương đồng vậy nên nó cũng được xem là biểu tượng cho việc những mối quan hệ hay sự kết nối bị cắt đứt.

Không những vậy, khăn tay trắng lại thường được mặc cùng với các bộ quần áo tang lễ trắng được dùng trong các nghi lễ chôn cất, lại càng là một điều cấm kị.

Một đồ vật khác cũng được đưa vào danh sách cấm, đó chính là lược (kushi). Trong tiếng Nhật, số 9 được phát âm là ”ku” hoặc ”kyuu”, thường được liên tưởng đến chữ ”ku” có nghĩa là đau đớn hay nỗi khổ trong tiếng Nhật. Tặng trà cũng là một điều không nên, khi trà thường được sử dụng trong lễ tang. Ngoài ra, bất cứ một món đồ nào dễ vỡ như bộ đồ ăn, ly rượu, gương,… cũng không nên dành tặng cho cặp đôi hạnh phúc.

 

 

Tại Nhật Bản, việc mừng tiền lại phổ biến hơn. Những vị khách thường tặng tiền cho các cặp đôi bằng cách đặt chúng trong một phong bì đặc biệt gọi là “shuugi bukuro”, và số tiền mừng tặng phổ biến nhất thường là 3 man.

Đặc biệt, tặng tiền cũng có những quy tắc riêng, như việc số tiền bỏ vào phong bì không được là số chẵn vì nó là số chia hết, lại tạo ra sự liên tưởng đến sự phân ly. Các con số có số 4 hay số 10 cũng bị cấm với lí do tương tự, khi nó tương đồng với nỗi đau hay hay là cái chết.

Thăm bệnh tại bệnh viện

Ở Nhật Bản, ngoài các thành viên gia đình hay bạn bè thân thiết, các đồng nghiệp hay đối tác làm ăn ghé thăm khi bạn đang nằm viện điều trị cũng không phải là điều gì hiếm hoi. Và một trong những món quà được lựa chọn nhiều nhất, đó chính là những bó hoa để ngay trên đầu giường bệnh, vì việc không phải quá cân nhắc để lựa chọn quà. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng ngay cả trong việc chọn được loại hoa phù hợp thì bạn cũng cần phải nắm được những quy tắc riêng.

 

 Hoa cúc: Không ai mua tặng bệnh nhân hoa cúc vì chúng thường xuất hiện trong các đám tang, vậy nên có thể khiến bệnh nhân liên tưởng đến cái chết.

 Hoa anh thảo: được phát âm trong tiếng Nhật là shikuramen, shi và ku cũng liên quan đến việc phải đau đớn và cái chết.

 Hoa sơn trà: Loại hoa này cũng không nên mang vào trong phòng bệnh, với một lý do khá lạ thường là đóa hoa không rơi từng cánh mà lại rụng cả bông, gợi lên ấn tượng về “những cái đầu rơi xuống” hay là cái chết.

Hoa hồng đỏ hay bất cứ loài hoa khác có màu đỏ: khiến bệnh nhân liên tưởng đến máu.

 

 Bất kì loại hoa nào được trồng trong chậu: Trong tiếng Nhật, những loài hoa được trồng trong chậu được gọi là nezuku được phát âm nghe giống như netsuku, có nghĩa là ngủ gục đi, cũng được xem như là một hình ảnh của một người dần dần chìm vào cái chết.

Ngoài ra, những món quà mang tính ám chỉ rằng người bệnh sẽ ở lại bệnh viện trong thời gian dài cũng nên cho vào danh sách cấm, như đồ ngủ, xà phòng, bàn chải đánh răng, các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày khác.

Tiệc tân gia

Tại Nhật Bản, khi một ai đó chuyển nhà hay xây dựng một ngôi nhà mới, những vị khách tinh tế sẽ biết cách tránh việc tặng các món quà có thể đốt lửa vì nó có thể khiến họ liên tưởng đến việc… cháy nhà. Vậy nên, các đồ dùng như bật lửa, bếp lò, nến,… cũng như bất cứ những món quà nào khác có màu đỏ như ngọn lửa đều không nên xuất hiện.

 

Ngày nay, không còn có nhiều người trẻ biết đến hay thực hành các quy tắc này nhưng vẫn tốt hơn nếu biết đến những phép lịch sự cơ bản này trong văn hóa Nhật Bản.

Nhưng nếu như người nhận quà là những người không quá thân thiết như đồng nghiệp hay là sếp, thì có lẽ nhớ về những quy tắc này sẽ khiến hình ảnh của bạn trở nên tốt hơn trong mắt họ, và chẳng ai muốn nhận một cái nhìn kì thị từ những người khác chỉ vì sự kém tinh tế của mình đâu.

Xem phim:

>>> Cùng tìm hiểu về văn hóa phong bì của người Nhật
>>> Người Nhật thích tặng quà gì? Khám phá văn hóa quà tặng của người Nhật

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang