Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Chi phí đi trượt tuyết tại Nhật Bản có đắt không? Những địa điểm trượt tuyết rẻ và thú vị nhất Nhật Bản

28/03/2018
Có cơ hội sinh sống và làm việc tại Nhật Bản bạn đừng bỏ lỡ trải nghiệm khám phá hưng khu trượt tuyết nổi tiếng thế giới mà ở Việt Nam không thể có được. Vậy chi phí đi trượt tuyết tại Nhật Bản có đắt không? Nếu bạn còn đang phân vân về chi phí thì dưới đây là những địa điểm trượt tuyết rẻ và thú vị nhất Nhật Bản.
 
Chi phí đi trượt tuyết tại Nhật Bản có đắt không?

Khá khó để tổng hợp một con số cụ thể cho chi phí của một tour đi trượt tuyết là bao nhiêu. Giá cả còn tùy thuộc vào thời điểm (đầu mùa hay cuối mùa, trong tuần hay cuối tuần…), phương tiện di chuyển, khách sạn … Mình chỉ xin đưa ra ví dụ, mình hay đặt các bus tour giá rẻ của các hãng uy tín như Travex hay Orion.
Chi phí cho những bus tour như thế này dao động vào khoảng 8 sen → 1 man cho tour 1 ngày, 1 man 3 → 1 man 8 cho tour 2 ngày. Đã bao gồm phí thuê đồ (ván trượt, giày trượt, wear), vé đi lift, tiền ở khách sạn, và một bữa ăn tối (nếu là tour 2 ngày).

Ngoài bus tour còn có những lựa chọn khác như đi bằng ô tô tự lái, hoặc đi bằng tàu điện. Với 2 cách này thời gian sẽ chủ động hơn một chút, nhưng giá thường mắc hơn một chút.

Những đồ đạc cần chuẩn bị khi đi trượt tuyết

Ván, gậy trượt, giầy

Mấy món này trừ dân chuyên hay những người đi nhiều mới mua, còn lại hầu hết là thuê. Phí thuê thường bao gồm luôn trong tour. Lúc thuê thường họ bắt mua thêm bảo hiểm cho món đồ (tầm 500 yên 1 ngày). Thật ra có thể từ chối không mua bảo hiểm nhưng mình khuyên là nên mua vì hên xui thuê phải đồ lởm, bị hỏng bạn sẽ phải đền. Đi tong vài man như chơi.

Quần áo

Đây là quần áo chuyên dụng chống nước, chống lạnh dùng cho trượt tuyết. Đồ này có thể thuê nhưng đồ thuê thường xấu, mỏng, chất lượng không tốt. Nếu muốn thuê đồ tốt thường phải upgrade thêm tiền (vài sen). 

Kính, mũ len, găng tay

3 món này thường cũng có thể thuê (tuỳ tour mà mất phí hoặc không), nhưng đồ thuê thường bẩn và cũ nên mình khuyên nên tự mua để xài (giá cũng không đắt).

Kính (goggles) để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím, bão tuyết… nhưng cá nhân mình thấy hơi vướng víu nên ít dùng. Giá dao động từ 1 sen đến vài sen. 

Mũ len có thể dùng bất kỳ mũ len nào bạn có.

Găng tay cần mua loại giữ ấm, chống nước. Giá dao động tầm 1 sen, như đôi này.

Mũ bảo hiểm

Cái này mình thấy trẻ con hay dùng, người lớn thì ít dùng hơn. Ai tập nhảy thì cần, có thể thuê được.

Khăn quàng cổ, che mặt chống lạnh

Cái này dùng loại khăn quàng bạn hay dùng là OK. Ai có điều kiện mua khăn như thế này nữa thì quá tuyệt vời.

Quần áo mặc bên trong

Khi trượt người bạn sẽ nóng, bộ wear nếu tốt thì cũng giúp phần chống lạnh khá hiệu quả nên mình khuyên không nên mặc quần áo bên trong quá nhiều.

Tất

Cần chuẩn bị 2,3 đôi. Tất dễ bị ướt nên cơ bản mỗi hôm trượt thay 1 đôi, lúc về thay thêm 1 đôi mới.

Đồ ăn

Đồ ăn cho sáng hôm sau nêu đi bus đêm. Cái này ai cẩn thận thì mang thôi, còn không mang thì cũng không sao, có thể mua được dễ dàng trên đường đi.

Dây đeo thẻ

Cái này đề phòng trường hợp đồ wear không có chỗ để thẻ lift, dùng nó để đút thẻ vào đeo trước ngực. Cái này mua ở shop 100 yên hoặc dùng chính dây đeo thẻ học sinh, thẻ nhân viên của bạn là được.

Máy ảnh, điện thoại

Điện thoại mình thường để trực tiếp vào túi quần của wear, chưa bao giờ thấy có vấn đề gì.
Nếu vẫn lo điện thoại dính nước, có thể mua túi bọc chống nước cho điện thoại ở shop 100 yên, để vào cho an toàn.
Máy ảnh mình thấy mang loại chống va đập, chống nước (dạng như go pro) thì OK, khi không dùng đến có thể dễ dàng đút vào túi quần của wear.

Giấy tờ tuỳ thân

Nhớ mang theo giấy tờ tuỳ thân, thẻ bảo hiểm… đề phòng bất trắc nhé.


 
Những địa điểm trượt tuyết rẻ nhất tại Nhật Bản
1, Khu trượt tuyết Nozawa

Khai trương vào năm 1924, Nozawa là một trong những khu nghỉ mát trượt tuyết lâu đời nhất của Nhật Bản. Vào một ngày đẹp trời, du khách có thể nhìn thấy dãy núi Alps phía Bắc Nhật Bản và Biển Nhật Bản từ núi.


 

Khu trượt tuyết này đã tổ chức các sự kiện biathlon trong Thế vận hội mùa đông Nagano năm 1998. Ngoài ra, bên ngoài khu trượt tuyết còn có các resort hoa cùng một số các sườn núi trượt tuyết.

2. Khu trượt tuyết Furano

Khu trượt tuyết Furano có lịch sử lâu đời là nơi tổ chức nhiều cuộc thi trượt tuyết quốc tế nằm ở thành phố Furano ở trung tâm Hokkaido. Từ sân bay Asahikawa các du khách chỉ cần đi xe bus hết khoảng 1 giờ 20 phút là đến. 


 

Khu trượt tuyết này đặc biệt phù hợp với các chuyến dã ngoại của đại gia đình. Nơi đây có nhiều cấp độ trượt khác nhau phù hợp với mọi du khách. Khu vực thứ nhất là một khu trượt gồm hai đỉnh kết nối phù hợp với những vận động viên có nhiều kinh nghiệm. Khu vực thứ hai có độ dốc thoai thoải, phù hợp với người mới bắt đầu. Đặc biệt, nơi đây còn có một khu Snowland, cung cấp các hoạt động vui chơi khác như đi bè tuyết, dù lượn… Furano chắc chắn sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm đầy thú vị.

3. Khu trượt tuyết Niseko

Tọa lạc tại Hokkaido - nơi có những dãy núi hùng vĩ được cho là giống với châu Âu, khu trượt tuyết Niseko quanh năm có các hoạt động giải trí phong phú, là vùng đất có nhiều suối nước nóng nên được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.


 

4. Khu trượt tuyết Nozawa Onsen Ski Resort

Nozawa Onsen Ski Resort toạ lạc tại Nagano Prefecture, bắt đầu mở cửa vào năm 1924 và trở thành một trong những khu nghỉ mát trượt tuyết có tuổi thọ lâu nhất tại Nhật Bản. Đây cũng là nơi tổ chức các sự sự kiện trong Thế vận hội mùa đông Nagano năm 1998.


 

Khu trượt tuyết này phù hợp với mọi cấp độ kỹ năng, đặc biệt có hướng dẫn viên giúp hỗ trợ những du khách chưa có kinh nghiệm. Đến với nơi đây, du khách không chỉ được trượt tuyết mà còn có thể tham gia các hoạt động ngoài trời khác như chơi golf và cắm trại.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang