Cũng giống như Trung Quốc, tại Nhật bản cũng có hoàng cung cho các thiên tử ở thời phong kiến. Nơi đây đầu tiên là dinh thự của các tướng quân sau đó là nơi ở của Nhật Hoàng. Tuy nhiên vào thế chiến thứ II công trình này đã bị phá hủy. Về sau đã được dựng lại nguy nga tráng lệ như ban đầu.
1. Lịch sử hoàng cung Tokyo
Theo lịch sử Nhật Bản ghi chép lại, Hoàng cung Tokyo đã có hàng nghìn năm trước đây và có tên gọi trước đây là Thành cổ Edo. Đây cũng chính là nơi sinh sống của người cai trị Edo trong giai đoạn 1600-1867.
Tướng quân của nước Nhật bị phế truất năm 1868 và công trình này cũng bị thiêu rụi hoàn toàn. Mãi cho đến năm 1888, một cung điện khác mới chính thức được xây dựng ở vùng đất cổ này với một diện mạo mới hoàn toàn.
Chính vì vậy mà công trình lịch sử này ngày nay đã hút được rất nhiều lượt khách du lịch tham quan đã được xây dựng vào năm 1888 và được trùng tu vào năm 1968.
Hiện nay hoàng cung nằm ngay tại trung tâm Tokyo trên một khu đất rộng 7,41 km2. Cách ga Tokyo vài phút đi bộ.
2. Những kiến trúc độc đáo trong hoàng cung
Hoàng cung được đặt trên khu đất có diện tích 27 ha, được bao xung quanh bởi một bức tường cao dày thường gọi là Tsuijibei. Phía bên trong được trải rộng một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu đối xứng.
Quần thể này bao gồm 48 công trình, bao gồm các cung điện và các khu với nhiều chức năng khác nhau, ngoài ra còn có các cổng và cửa ở các vị trí khác nhau. Hoàng cung có cổng chính hướng về phía nam
Bên trong khuôn viên hoàng cung cũng có nhiều kiến trúc độc đáo mang đậm văn hóa Nhật Bản
Cây cầu đá 2 nhịp
Được thiết kế ngay phía trước của Hoàng cung Nhật Bản, cây cầu này có tên là Nhị Trọng Kiều (Nijubashi), người dân Nhật còn gọi cây cầu này là cầu Mắt Kính (Meganebashi). Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì nhìn từ xa cây cầu có hình dáng khá giống với một cặp mắt kính.
Đứng trên cầu bạn có thể thấy một tòa nhà uy nghiêm với mái ngói màu lam đen và tường đá trắng. Đây chính là nơi sinh sống, làm việc chính thức của Nhật Hoàng cùng những vị Hoàng tộc.
Công viên Kitanomaru
Công viên Kitanomaru nằm ở phía Bắc của hoàng cung. Không gian công viên có nhiều cây xanh nên khá rộng rãi và thoáng mát. Đến đây bạn có thể đi dạo và ngắm cảnh trong công viên.
Ngoài ra công viên này cũng được nhiều người trên thế giới biết đến nhờ có nhà thi đấu Nippon Budokan và còn là trung tâm biểu diễn võ thuật, đấu vật và âm nhạc. Cũng có không ít người nổi tiếng đã đến công viên này biểu diễn nên hình ảnh công viên cũng không mấy lạ trên thế giới.
Ngoài ra Hoàng cung còn một số công trình kiến trúc khác như: Fujimiyagura – tòa tháp được cho là nơi được xây dựng để ngắm núi Phú Sĩ. Imperial Household Agency – Văn phòng quản lý các công việc của Hoàng Cung.
Đứng trên tòa tháp Fujimiyagura có thể ngắm toàn cảnh núi Phú Sĩ
Đây chính là văn phòng làm việc của các thành viên trong Hoàng cung Tokyo
4. Một số lưu ý khi tới thăm Hoàng cung Tokyo
Một lưu ý nhỏ cho bạn nếu muốn thới tham quan hoàng cung là, đây là một địa điểm tham quan không mở cửa thường xuyên. Cung điện chỉ mở cửa vào 2 ngày duy nhất 2 ngày là 2/1 và ngày 23/12. Vào 2 ngày này các thành viên hoàng gia sẽ xuất hiện để vẫy tay chào với khách du lịch.
Còn những ngày khác du khách chỉ được tham quan và chụp ảnh từ bên ngoài hoàng cung, hoặc chỉ có thể tham quan khu vực phía tây của dinh thự Hoàng cung Tokyo.
Và nếu như bạn muốn tham quan thì nhất định bạn cần phải đăng ký trước với đại diện quản lý của Hoàng gia thời gian mà bạn sẽ tới thăm thông qua internet. Sau đó in ra và dùng để trình với nhân viên kiểm soát trước khi vào cổng Hoàng cung Tokyo.
Hãy tham khảo thêm 11 Ngôi chùa nổi tiếng mang vẻ đẹp cổ kính của Nhật Bản khi ghé thăm Nhật Bản nhé!
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.