Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Bị mù màu có đi kỹ sư Nhật Bản được không?

25/07/2022
Hiện nay có rất nhiều bạn đang có mong muốn được đi kỹ sư Nhật Bản, nhưng lại mắc bệnh mù màu. Với chương trình đi XKLĐ Nhật Bản thì bệnh này đã nằm trong nhóm bệnh cấm không được đi Nhật. Vậy với chương trình kỹ sư thì sao? Liệu các bạn mắc bệnh này còn có cơ hội đi được không? Các bạn hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!
Bị mù màu có đi kỹ sư Nhật Bản được không?

1. Như thế nào là bệnh mù màu?

Mù màu cũng có thể là một triệu chứng của bệnh về mắt khác, mù màu, còn được gọi là rối loạn sắc giác, là tình trạng khả năng phân biệt màu sắc bị giảm. Cụ thể hơn là người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa các màu đỏ, xanh lá cây, màu xanh biển hoặc các loại màu sắc được pha trộn từ những màu này. Ngay cả đối với những người mù màu thì rất hiếm khi xuất hiện trường hợp không thể nhìn thấy màu nào cả.

2. Nguyên nhân dẫn đến bị mù màu

Do di truyền

Đa số những người bị rối loạn sắc giác có tính di truyền liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính dẫn đến rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt cần để phân biệt màu sắc

Do bệnh lý

Các bệnh về mắt như glaucom, thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể, hoặc bệnh võng mạc do đái tháo đường, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, nghiện rượu mạn tính, bệnh bạch cầu…cùng là nguyên nhân khiến mắt bị tổn thương dẫn đến rối loạn sắc giác 

 
Bị mù màu có đi kỹ sư Nhật Bản được không?

3. Những dấu hiệu và triệu chứng của mù màu là gì?
 

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của người bị mù màu là:

Không phân biệt được một số màu sắc nhất định, nhưng những màu khác thì có thể phân biệt được. Ví dụ như bạn không thể phân biệt giữa một số màu như đỏ và xanh lá cây nhưng bạn có thể phân biệt được màu xanh dương và màu vàng;

Chỉ thấy được màu đen, trắng và màu xám nhưng trường hợp này rất hiếm;

Có vấn đề về thị lực nhưng đa số người bệnh không phát hiện ra;

Chỉ thấy được một số sắc thái trong khi người bình thường có thể thấy được hàng nghìn sắc thái khác nhau. Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

4.Những ai thường mắc phải bệnh mù màu?

Mù màu khá hiếm gặp. Bệnh thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ. Ngoài ra, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát được bệnh bằng cách giảm đi các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin.
 
Bị mù màu có đi kỹ sư Nhật Bản được không?

5.Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị mù màu?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị mù màu, chẳng hạn như yếu tố di truyền. Đây là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh mù màu. Nếu bố mẹ hoặc ông bà bị mù màu, bạn có khả năng nhận các gen mang bệnh. Yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh là thuốc men. Bạn có thể bị mù màu nếu dùng một số thuốc ảnh hưởng đến võng mạc và dây thần kinh thị giác chẳng hạn như hydroxychloroquine.
 

6. Phương pháp nào dùng để điều trị mù màu?

Đáng tiếc là không có cách nào chữa khỏi được hoàn toàn bệnh mù màu. Trong trường hợp mắc bệnh do sử dụng thuốc hoặc do biến chứng từ các bệnh khác, việc điều trị các bệnh đó có thể làm giảm triệu chứng mù màu.

Ngày nay khoa học đã phát triển được một loại kính có khả năng lọc màu sắc, từ đó làm tăng độ tương phản giữa những màu mà bạn không thể phân biệt được và giúp bạn có thể nhận ra chúng tốt hơn. Loại kính này không giúp bạn điều trị được bệnh, chúng chỉ hỗ trợ khả năng phân biệt màu sắc của bạn thôi. Đeo kính làm giảm độ chói sáng cũng có thể có tác dụng giúp bạn phân biệt màu sắc tốt hơn.

Bên cạnh đó, bạn có thể khắc phục khiếm khuyết của mình bằng những phương pháp khác. Ví dụ như nếu bạn không thể phân biệt các màu khác nhau của đèn giao thông, bạn có thể nhớ vị trí của chúng để xác định màu.

 


Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách đeo kính

7. Bị bệnh mù màu có thể đi được kỹ sư hay không?
 
Hiện nay, bệnh mù màu vẫn bị hạn chế tham gia các đơn hàng đi XKLĐ Nhật, đối với diện kỹ sư nếu bạn bị mắc bệnh liên quan đến rối loạn sắc giác bạn không thể đăng kí tham gia bởi khi làm việc bạn sẽ tiếp xúc với máy móc, các đèn tín hiệu cũng như xử lý các phần mềm, các mạch điện,... Việc bạn bị mù maù sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc.

Trên đây là những thông tin cần thiết cho bạn quan tâm đến vấn đề mù màu có đi được kỹ sư Nhật Bản hay không? Nếu bạn có nhu cầu đi kỹ sư Nhật và bạn quan tâm đến lĩnh vực này thì hãy tham khảo bạn nhé!

Xem thêm:
>>> Điều kiện sức khỏe để đi kỹ sư Nhật Bản
>>> Bị viêm gan B có đi kỹ sư Nhật Bản được không?
 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang