Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

3 điều thú vị bạn không thể bỏ qua khi tham gia lễ hội Tanabata tại Nhật Bản

02/07/2019
Tại Nhật Bản, có một lễ hội mang tên Tanabata hay còn gọi là lễ hội Thất Tịch, đây được coi là ngày gặp nhau của hai vị thần Orihime và Hikoboshi (đại diện cho chòm sao Chức Nữ và chòm sao Ngưu Lang), giống như ngày Ngưu Lang Chức Nữ tại Trung Quốc. Vào ngày lễ hội này, các tỉnh thành tại Nhật Bản đều được tổ chức nhộn nhịp, sầm uất.
 

 
1. Tìm hiểu về sự ra đời của lễ hội Tanabata

Lễ hội Tanabata có nguồn gốc từ ngày Ngưu Lang Chức Nữ tại Trung Quốc. Theo truyền thuyết 
Ngọc Hoàng có một cô con gái được yêu chiều, dệt lụa rất đẹp, chăm chỉ tên là Orihime. Có một ngày, nàng nhìn thấy một người chăn bò rất đẹp tên là Hikoboshi đi ngang qua và đem lòng yêu mến. Sau đó, được sự đồng ý từ cha Orihime hai người được lên duyên vợ chồng.

Nhưng vì quá say mê nhau, hai người chỉ quấn quýt suốt ngày không lo làm việc; khung cửi trở nên lạnh tanh, đàn bò không còn ai chăn dắt. Thấy vậy, Ngọc Hoàng nổi giận, bắt hai người phải rời nhau sống ở hai đầu sông Ngân. Mỗi năm họ chỉ được gặp nhau một lần vào ngày 7/7.

Vào ngày này, đàn chim ô thước sống ở hai bên sông sẽ lấy thân mình làm cầu cho cô gái vượt sông gặp chồng.Theo người Nhật, trời mưa làm nước sông dâng cao, đàn chim không thể bắc cầu cho hai người gặp gỡ nên họ cầu nguyện trời đừng mưa để chàng trai và cô gái được trùng phùng.

 

Từ đó cứ đến ngày 7/7 âm lịch người dân Nhật Bản tổ chức lễ hội nhằm nhớ đến kỉ niệm của đôi tiên đồng ngọc nữ. Tuy nhiên, sau khi Nhật Bản chuyển sang dùng lịch dương, lễ hội được tổ chức vào 7/7 dương lịch, nhiều tỉnh thành Nhật Bản tổ chức lễ hội khá linh đình, thu hút lượng lớn khách du lịch tham gia.

2. 3 điều thú vị mà bạn không nên bỏ qua khi tham gia lễ hội

Tham gia lễ hội tại 1 trong 3 thành phố: Sendai (Miyagi), Hiratsuka (Kanagawa), Anjou (Aichi).

Đây là 3 địa điểm tổ chức lễ hội Thất Tịch lớn nhất tại Nhật Bản, tại đây có lượng lớn người đổ về cùng tham gia lễ hội. Lễ hội được trang trí đặc sắc, những cây tre nhỏ được để khắp nơi trên đường phố với màu sắc đa dạng, sặc sỡ.

 

Mọi người sẽ viết các điều ước của mình lên tờ giấy, sau đó sẽ treo lên cây tre với mong muốn điều ước sẽ thành hiện thực. Lễ hội diễn ra mang đậm văn hóa Nhật Bản, độc đáo và thú vị.

Không thê bỏ qua món mỳ Somen lạnh

Đây là món ăn phổ biến tại lễ hội Thất Tịch - Nhật Bản, n
gười Nhật quan niệm rằng những sợi mì somen này giống như những sợi tơ mà công chúa đã dệt trong những ngày chờ chồng vì vậy đến ngày lễ, ai ai cũng muốn thưởng thức món ăn này.

 

 
Đến đền thần đạo Shinto để cầu nguyện

Tanabata như một ngày lễ tình nhân đặc biệt, vì vậy, rất nhiều người thường đến đền Shinto để cầu nguyện mong gia định hạnh phúc, ấm êm, bên nhau trọn đời, lớp trẻ mong tim được tình yêu đích thực. 


 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang