Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Chi phí sinh hoạt tối thiểu một tháng ở TỪNG TỈNH Nhật Bản năm 2023 là bao nhiêu?

12/09/2022
Nhật Bản nổi tiếng là đất nước có chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Nhiều người có ý định đi xuất khẩu lao động Nhật Bản lo lắng rằng không biết mức lương khi làm tại Nhật Bản sau khi trừ đi các khoản chi phí sinh hoạt thì còn lại là bao nhiêu để gửi về cho gia đình? Sau đây laodongnhatban.com.vn sẽ liệt kê các khoản chi phí sinh hoạt tối thiểu tại Nhật Bản giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất.
chi-phi-sinh-hoat-toi-thieu-mot-thang-tai-nhat-la-bao-nhieu3

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Trước khi xem bài viết này bạn nên tham khảo ngay bài viết

>>> Tỉ giá tiền Yên Nhật, 1 yên, 1000 yên bằng bao nhiêu tiền Việt Nam

>>> Năm 2020, nên đi XKLĐ Nhật Bản tại tỉnh thành phố nào là tốt nhất

A. CHI PHÍ SINH HOẠT TỪNG VÙNG TẠI NHẬT

I. Chi phí sinh hoạt tại vùng HOKKAIDO

Hokkaido là tỉnh đảo nằm phía Bắc của Nhật Bản, vùng này thu hút nhiều người Việt Nam đến làm việc, học tập và sinh sống, đặc biệt là các bạn thực tập sinh. Trước khi tới đây các bạn đều quan tâm về chi phí sinh hoạt tại đây có đắt đỏ không? Vì nghe nói chi phí sinh hoạt ở Nhật một tháng rất tốn kém.

 
chi-phi-sinh-hoat-o-hokkaido

1. Tiền nhà ở (10.000-15.000 Yên)

Tiền nhà ở tại Hokkaido so với những vùng khác không quá đắt đỏ, thường một tháng bạn cần phải chi trả từ 10.000 đến 15.000 yên cho một chỗ ở khá sạch sẽ và rộng rãi. 

Các bạn là thực tập sinh ở Hokkaido chủ yếu là thực tập sinh ngành: Chăn nuôi bò sữa, nông nghiệp, chế biến thủy sản, xây dựng. Thường khi sang Nhật làm việc các bạn sẽ được chủ xí nghiệp hỗ trợ chỗ ở kí túc xá nên khoản tiền nhà sẽ được giảm thiểu nhiều hơn so với việc tự thuê phòng.

2. Tiền ăn 

Ăn uống sinh hoạt tại Hokkaido khá rẻ, với những thực phẩm cơ bản như gạo, rau, thịt, các loại hoa quả bình dân có giá khá hợp lí, cùng tham khảo bảng giá các loại thực phẩm cơ bản dưới đây.

Loại thực phẩm Giá cả ( Yên/kg) Mẹo chi tiêu
Gạo 400-500 Những loại gạo cao cấp hơn có thể có giá từ 600-700 yên
Rau 100-200 Giá rau bình quân chung tại Nhật Bản là khá đắt
Thịt bò 200
Giá thịt ở Nhật Bản khá rẻ và được đánh giá là rẻ hơn rau
Thịt lợn 150
Thịt gà 100
Hoa quả 200-300 Hoa quả cũng có giá cả rất hợp lý
Đường, muối, mì gói 100-200/ gói Mặt hàng này tại Nhật rất đa dạng
Nước ngọt 100-200/lon/lít Ở Hokkaido sữa khá rẻ bạn có thể mua chai lớn để uống dần

3. Chi phí điện, nước sinh hoạt, gas

Các khoản chi phí Giá cả ( Yên/tháng) Mẹo chi tiêu
Điện 1.500-2.000 Điện tính theo giá nhà nước Nhật Bản
Nước sinh hoạt 1.000-2.000 Nước máy ở Nhật rất sạch, hoàn toàn có thể uống được luôn
Gas 1.500-3.000 Chi phí tiện thoại ở Nhật Bản khá đắt đỏ
Internet 1.500-2.000 Có thể nhiều phòng dùng chung ổ mạng
Điện thoại hàng tháng 5.000-6.000 Chi phí tiện thoại ở Nhật Bản khá đắt đỏ

 

Tải miễn phí JPNET ngay tại:
 
 

II. Chi phí sinh hoạt vùng TOHOKU

Vùng Tohoku gồm các tỉnh: Aomori, Iwate, Miyagi, Akita, Yamagata, Fukushima

Vùng này có chi phí sinh hoạt khá rẻ, tham khảo chi phí sinh hoạt tại Hokkaido để nắm bắt được chi phí sinh hoạt tại cùng Tohoku nhé!

III. Chi phí sinh hoạt vùng KANTO

chi-phi-o-tokyo


Vùng Kanto bao gồm những tỉnh sau: Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Kangawa

Đây được xem là vùng có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất ở Nhật Bản. Tham khảo những khoản chi phí sinh hoạt ở vùng này nhé

1.Tiền nhà ở

Vùng Kanto đặc biệt là ở thành phố Tokyo có chi phí nhà ở đắt đỏ nhất tại Nhật Bản, chi phí nhà ở thấp nhất phải chi trả một tháng tư 20.000-25.000 Yên/ tháng, đối với các bạn du học sinh, chọn lựa vùng trung tâm để học tập cần cân nhắc nhiều về khoản chi phí nhà ở và khác khoản chi phí khác, còn các bạn thực tập sinh vẫ sẽ được xí nghiệp hỗ trợ chỗ ở hoặc cung cấp chỗ ở miễn phí cho lao động.

2.Tiền gas, điện, nước

Một điều đặc biệt là giá gas, điện, nước tại Nhật Bản nói chung tương đối rẻ. Chi phí bạn phải chi trả cho từng khoản này khi sống ở vùng Kanto như sau

Các khoản chi phí Giá cả ( Yên/tháng)
Điện 2.000-3.000
Nước sinh hoạt 1.500-3.000
Gas 1.500-3.000
 

3. Chi phí ăn uống

Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu và cũng chiếm tỉ trọng chi phí sinh hoạt cao nhất khi bạn sinh sống tại Nhật Bản. Tùy vào từng thành phố, từng khu vực thì giá cả các mặt hàng ăn uống sẽ có sự chênh lệch nhưng nhìn chung giá cả sinh hoạt tại Nhật Bản cao hơn ở Việt Nam, đặc biệt là khi bạn sống tại vùng Kanto của Nhật.
Tham khảo giá một số mặt hàng thiết yếu tại đây nhé


Loại thực phẩm Giá cả ( Yên/kg)
Gạo 600-800
Rau 200-300
Thịt bò 300
Thịt lợn 250
Thịt gà 200
Hoa quả 300-400
Đường, muối, mì gói 100-200/ gói
Nước ngọt 100-300/lon/lít


Bình quân mỗi tháng bạn sẽ phải chi trả từ 20.000-25.000 Yên/ tháng  tùy vào cách ăn tiêu của mỗi người.
Chúng tôi có đưa ra một số mẹo giúp bạn giảm thiều chi phí ăn uống khi sinh sống tại Nhật Bản ở mục II của bài viết bạn có thể tham khảo.

Để biết về giá cả cụ thể của các mặt hằng thực phẩm tại Nhật Bản là bao nhiêu bạn hãy tham khảo ngay bài viết 
>> Giá cả một số thực phẩm thiết yếu tại Nhật Bản

4. Tiền internet, tiền điện thoại

Tiền Internet

Để được thỏa thích dùng mạng tại đây thì mỗi tháng bạn phải chi trả khoản tiền từ 2.000-3.000 Yên/ tháng, khoản tiền này có thể giảm khi bạn có thể đăng kí dùng chung với nhiều người. Đừng lo về tốc độ truy cập mạng vì Nhật Bản là quốc gia có tốc độ mạng nhanh hàng đầu thế giới.

Tiền điện thoại

Riêng khoản chi phí chi trả cho điện thoại ở Nhật Bản là khá đắt so với ở Việt Nam. Nếu không biết cách lựa chọn nhà dịch vụ hợp lý thì một tháng bạn có thể phải trả từ 7.000-10.000 Yên/ tháng cho chi phí điện thoại.

Đọc bài viết dưới đây để biết cách tiết kiệm chi phí dùng điện thoại 
>> Cách tiết kiệm 6.000 Yên/ tháng cho chi phí điện thoại tại Nhật Bản

IV. Chi phí sinh hoạt tại vùng Chubu, Kansai, Chugoku, Shikoku, Kyushu

Những vùng này có chi phí sinh hoạt khá tương đồng với vùng Hokkaido, ngoại trừ một số tỉnh phát triển như Aichi, Osaka có chi phí sinh hoạt giống vùng Kanto, nên bạn có thể tham khảo các khoản chi phí sinh hoạt của các vùng trên.

B. CÁC KHOẢN CHI PHÍ BẮT BUỘC KHÁC

1.Tiền bảo hiểm

Khi làm việc tại Nhật Bản mỗi tháng người lao động sẽ phải đóng từ 2 đến 3 khoản bảo hiểm như: bảo hiểm y tế quốc dân, bảo hiểm y tế phúc lợi, bảo hiểm hưu trí quốc dân. Các khoản bảo hiểm này là các khoản bắt buộc để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong việc bảo vệ sức khỏe, khám chữa bệnh trong trường hợp bị thương hay ốm đau.

Để hiểu rõ hơn về các loại bảo hiểm bạn có thể đọc bài viết
>> Những khoản bảo hiểm mà bạn phải đóng khi đi lao động tại Nhật Bản 

Khoản tiền bảo hiểm bạn phải đóng mỗi tháng sẽ tùy từng công ty, từng khu vực dao động từ 10.000-15.000 Yên/ tháng.
Tuy nhiên, sau khi hết hạn hợp đồng về nước bạn sẽ được nhận lại số tiền bảo hiểm này. Cụ thể đối với các đơn hàng có thời hạn 3 năm thì số tiền bảo hiểm nhận lại là 60 đến 80 triệu đồng.

Để biết về thủ tục nhận lại tiền bảo hiểm bạn có thể tham khảo bài viết sau
>> Hướng dẫn cách lấy lại tiền Nenkin Nhật Bản sau khi về nước

2. Tiền thuế

Đối với lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân, khoản tiền thuế phải đóng từ 1.000- 2.000 Yên/ tháng.

Để tính tiền thuế phải đóng cụ thể là bao nhiêu bạn có thể xem qua bài viết
>> Website hỗ trợ tính thuế cho người lao động ở Nhật Bản

 

3. Chi phí khác

Có nhiều khoản chi phí khác xuất hiện không thường xuyên có thể kể đến như: Chi phí thuốc thang, đồ dùng cá nhân như kem đánh răng, bột giặt... Hay là những chi phí đi lại, gặp gỡ bạn bè
Những chi phí này thấp nhất bình quân từ
2.000- 3.000 Yên/ tháng

Như vậy, chi phí sinh hoạt 1 tháng tại Nhật Bản dao động từ 51.000-81.000 Yên/ tháng tương đương 10- 16 triệu đồng sự chênh lệch này là do giá cả các vùng miền là khác nhau, nhìn chung chi phí sinh hoạt khá đắt đỏ. 

C. CÁC THỦ THUẬT GIẢM THIỂU CHI PHÍ SINH HOẠT

1.Giải pháp giảm thiểu chi phí nhà ở và năng lượng sử dụng

- Nhiều lao động muốn thuê phòng trọ ở ngoài để thoải mái hơn trong sinh hoạt, nhưng chi phí thuê phòng ở ngoài tại Nhật Bản rất đắt đỏ. Vậy nên, cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí nhà ở là bạn nên ở lại kí túc xá của công ty. Nhiều công ty có hỗ trợ chỗ ở gần như hoàn toàn miễn phí hoặc bạn phải chi trả số tiền thấp.

- Dùng điện, nước, gas một cách vừa đủ tránh lãng phí.

+ Vào mùa hè nếu thời tiết không quá nóng bạn có thể sử dụng quạt mát thay cho điều hòa, cũng như mùa đông nên mua các loại chăn có thể khoác lên người nó rất êm và mềm có thể thay thế cho các thiết bị sưởi ấm.
+ Trước khi ra ngoài tắt hết các thiết bị điện không cần thiết cũng như kiểm tra các vòi nước để đảm bảo không có nước bị rò rỉ.

 

Ở kí túc xá của công ty là cách tốt nhất để giảm thiểu chi phí

2. Mẹo giúp bạn tiết kiệm chi phí ăn uống nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng

- Hãy nấu ăn thay vì ăn cơm ngoài hàng hay ăn cơm hộp để tiết kiệm chi phí ăn uống. Bạn có thể đi chợ để mua thức ăn cho một hay nhiều ngày sau đó bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần. Càng tốt hơn khi bạn nấu ăn chung với bạn bè điểm này rất thuận lợi đối với các bạn sống cùng nhau trong kí túc xá công ty. Bằng cách này bạn có thể giảm thiểu 1/3 chi phí ăn uống nếu như ăn cơm hàng hay ăn một mình.
- Các siêu thị ở Nhật Bản thường sẽ giảm giá các mặt hàng đồ nấu ăn sẵn trước giờ đóng cửa, vì vậy bạn có thể đi siêu thị vào khung giờ trước khi siêu thị đóng cửa 2 đến 3 giờ để có thể mua thực phẩm với giá rẻ hơn.
- Mua thức ăn ở mức đủ dùng. Bạn hoàn toàn có thể ước lượng được lượng thức ăn đủ cho một bữa và mua trong khoảng đó, tránh mua dư thừa lãng phí bởi thực phẩm để lâu sẽ hỏng hoặc không còn đảm bảo về mặt dinh dưỡng.

 

Nấu ăn với bạn bè ở cùng kí túc xá sẽ giảm thiểu chi phí ăn uống mà vẫn đảm bảo sức khỏe

3. Lựa chọn phương tiện đi lại nào để tiết kiệm chi phí nhất?

- Có rất nhiều phương tiện di chuyển để cho bạn lựa chọn có giá hợp lý như tàu điện ngầm, xe bus, những phương tiện này giúp bạn di chuyển tới những địa điểm có khoảng cách trung bình hoặc khoảng cách xa.

- Nếu như bạn thường xuyên phải di chuyển tới những địa điểm có khoảng cách nhỏ hoặc vừa lại không tiện các bến xe thì sở hữu một chiếc xe đạp là giải pháp tiết kiệm chi phí tốt nhất dành cho bạn.

 

Xe đạp là phương tiện lợi để di chuyển quãng đường trung bình

4. Tiết kiệm trong mua sắm những vật dụng khác

- Ở Nhật Bản có rất nhiều các cửa hàng 100 Yên với rất nhiều các mặt hàng, vì vậy khi cần mua sắm bạn nên liệt kê tất cả những món đồ mà bạn cần mua ra giấy rồi đến các của hàng 100 Yên gần nhất lựa ra những món đồ bạn cần cho cuộc sống hàng ngày.

- Nếu bạn hay mua hàng tại các siêu thị lớn thì hãy đăng kí làm thẻ tích điểm chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản nho nhỏ vào những lần mua hàng sau của bạn đấy.


 

Các cửa hàng 100 Yên tại Nhật Bản có lẽ rất hữu ích với bạn đó

Bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản chưa? Hay bạn có thêm những giải pháp tiết kiệm chi phí sinh hoạt nào muốn chia sẻ tới cộng đồng người Việt ở Nhật Bản vui lòng để lại ở phần bình luận dưới bài viết này nhé!

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


  • tâm.

    10:00 23/06/2018

    thế trừ hết chi phí thì còn bao nhiêu
  • Nguyễn Huyền

    09:49 08/06/2018

    Phí Đi xkld đơn cơm hộp là bn ạ
  • quang

    17:24 11/09/2017

    nhìn chung là chất lượng cuộc sống tốt hơn khi thu nhập cao thì giá cả chi phí cũng cao thôi
  • lan

    15:37 08/09/2017

    ktx mình free tiền ở lẫn wifi luôn nên ko mất tiền
  • mỹ linh

    15:35 08/09/2017

    Làm 1 tháng 30tr ăn tiêu hết 10tr gửi về cho gđ cũng tầm 20tr thôi
  • hoàng

    15:34 08/09/2017

    e chuẩn bị sang nhật du học mà không biết có làm để đủ chi tiêu ko
App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang