Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Tổng hợp tất cả các vấn đề cần biết về xuất khẩu lao động Nhật Bản làm nông nghiệp

08/05/2017
Dù chỉ có 3% dân số làm nông nghiệp nhưng Nhật Bản vẫn là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới nhờ áp dụng những máy móc hiện đại cùng kĩ thuật tiên tiến vào quy trình sản xuất. Và đây chính là ngành nghề thu hút rất nhiều lao động Việt Nam tham gia xuất khẩu lao động trong thời gian gần đây. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp và giải đáp tất cả các vấn đề liên quan đến xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp mà người lao động quan tâm.

1. Tổng chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đơn hàng làm nông nghiệp hết bao nhiêu?

Khi tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, các bạn phải chi trả các khoản phí sau: Tiền dịch vụ, Lệ phí khám sức khỏe, Chi phí học tiếng Nhật, Đào tạo tay nghề. Ngoài ra, chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản của mỗi đơn hàng lại khác nhau, và chênh lệch trong khoảng 1.000 USD. Các bạn có thể xem chi tiết bài viết "chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2023 ngành nông nghiệp" tại đây.

2. Mức lương của người lao động ngành nông nghiệp thế nào?

Mức lương cơ bản mà người lao động được ký với xí nghiệp Nhật đơn hàng nông nghiệp dao động trong khoảng 125.000 đến 150.000 Yên/tháng, tương đương 24-32 triệu đồng. Xem chi tiết.

 
Tổng hợp tất cả các vấn đề cần biết về xuất khẩu lao động Nhật Bản làm nông nghiệp

Chia sẻ của bạn Linh, thực tập sinh đơn hàng nông nghiệp tại Nhật Bản về tháng lương đầu tiên của mình

3. Điều kiện sức khỏe tham gia chương trình XKLĐ ngành nông nghiệp?

Các ứng viên tham gia đơn hàng làm nông nghiệp xuất khẩu lao động Nhật Bản phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau: độ tuổi phù từ 18-32, trình độ yêu cầu thường từ cấp 2 trở lên, ngoại hình tối thiểu cho lao động phổ thông với Nam 1m60, 50kg và với nữ từ 1m50, 45kg trở lên. Ngoài ra còn có rất nhiều yêu cầu cụ khác. Xem chi tiết

4. Tốt nghiệp cấp 2 có được đi XKLĐ Nhật đơn hàng nông nghiệp không?

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 20% lực lượng lao động mới tốt nghiệp cấp 2, chưa học hết cấp 3. Vậy đối với những lao động chỉ tốt nghiệp cấp 2 thì có cơ hội để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản không là thắc mắc của nhiều bạn trẻ đang có mong muốn đi làm việc tại Nhật Bản  Xem chi tiết.

5. Quy trình tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nông nghiệp

Quy trình chung mà người lao động phải thực hiện để có thể nhập cảnh làm việc tại Nhật Bản ở các công ty môi giới trong nước thường trải qua 8 bước:


- Bước 1: Sơ tuyển đầu vào thực tập sinh
- Bước 2: Kiểm tra sức khoẻ
- Bước 3: Đào tạo định hướng làm việc Nhật Bản cho thực tập sinh
- Bước 4: Thi tuyển/phỏng vấn trực tiếp
- Bước 5: Đào tạo nâng cao cho Thực tập sinh Nhật Bản
- Bước 6: Xin visa/thị thực Nhật Bản
- Bước 7: Đặt vé và xuất cảnh
- Bước 8: Đào tạo thực tập sinh kỹ năng sau khi nhập cảnh Nhật Bản

Để biết chi tiết các quy trình khi đi XKLĐ Nhật Bản,
Xem tại đây

6. Thi tuyển các đơn hàng nông nghiệp thế nào?

Quy trình tham gia thi tuyển đơn hàng nông nghiệp xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ trải qua 3 bước cơ bản: Chuẩn bị hồ sơ, Đào tạo chuyên môn, Thi tuyển. Khi thi tuyển xong, xí nghiệp sẽ chấm điểm và lựa chọn ra những thí sinh ưu tú nhất và một số ứng viên dự bị cho đơn hàng đề phòng. Người lao động cần nắm rõ quy trình này để không gặp các rắc rối phát sinh. 

7. Xuất khẩu lao động ngành nông nghiệp có những công việc gì?

Ngành nông nghiệp tại Nhật Bản rất đa dạng về công việc, bao gồm trồng trọt (trồng rau, trồng lúa nước, trồng hoa...) và chăn nuôi (chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi lợn, gà...), tất cả đều được áp dụng các kỹ thuật và máy móc tiên tiến nhất hiện nay.

8. Công việc chính của ngành nông nghiệp trồng trọt là gì?

Người lao động có thể chọn đi các đơn hàng nông nghiệp làm trồng trọt như trồng rau trong nhà kính, trồng cà chua, trồng dâu tây, trồng hoa ly... Công việc của người lao động là chăm sóc, đảm bảo sự phát triển của cây trồng, thu hoạch, đóng gói sản phẩm. Xem chi tiết.

9. Làm nông nghiệp nhà kính là làm gì?

Nông nghiệp trong nhà kính là một khái niệm đang còn rất mới mẻ đối với người lao động Việt Nam. Mọi công đoạn chăm sóc cây trồng trong nhà kính đều được áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại, không chịu tác động cử điều kiện thời tiết. Từ khâu nuôi cấy cây, ươm cây, chăm sóc, bón phân, thu hoạch, phân loại sản phẩm đều được làm bằng máy móc và được áp dụng những công nghệ hiện đại. Những công nghệ này sẽ giúp cây trồng trong nhà kính được phát triển trong điều kiện tốt nhất.

 

Đã mắt với công nghệ trồng rau trong nhà kình tại Nhật Bản

10. Công việc chính của ngành nông nghiệp chăn nuôi?

Với đơn hàng chăn nuôi bò sữa, công việc chủ yếu của thực tập sinh là chăm sóc đàn bò, lấy sữa bò. Người lao động sẽ được sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại để thực hiện các công việc chăm sóc đàn bò như máy kiểm soát tình trạng sức khỏe đàn bò, máy vắt sữa…

 


Khám phá công nghệ chăn nuôi bò sữa tại Nhật Bản

Với đơn hàng chăn nuôi lợn/gà, công việc của thực tập sinh là cho đàn lợn/gà ăn, dọn vệ sinh chuồng trại, kiểm soát tình trạng sức khỏe đàn lợn/gà, được hỗ trợ bởi hệ thống thiết bị hiện đại nên khá nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe. Xem chi tiết

11. Đơn hàng nông nghiệp chăn nuôi gà có vất vả không?

Cũng giống công việc chăn nuôi gà tại Việt Nam, các công việc của ngành nông nghiệp chăn nuôi gà ở Nhật Bản bao gồm: cho gà ăn, kiểm soát sức khỏe đàn gà, vệ sinh chuồng trại, lấy trứng, đóng hộp trứng và xuất bán. Tuy nhiên do được hỗ trợ của các máy móc hiện đại trong quá trình làm việc nên các công việc công việc này không vất vả, mất vệ sinh như cách chăn nuôi truyền thống tại Việt Nam.

12. Những lý do không thể bỏ qua các đơn hàng nông nghiệp 

Công việc của lao động đi XKLĐ Nhật Bản làm nông nghiệp khá nhẹ nhàng, không bị gò bó như những đơn hàng yêu cầu làm trong nhà xưởng, theo dây chuyền (chế biến thực phẩm, dệt may hay lắp ráp linh kiện điện tử...)

Làm việc tại đây người lao động sẽ được tiếp cận với những quy trình chăm sóc, nuôi trồng hoa màu, vật nuôi hoàn toàn mới lạ, từ đó có thể học hỏi, nâng cao tay nghề và tiếp thu nhiều kinh nghiệm hữu ích để sau này về áp dụng tại Việt Nam.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang