Nhật Bản là một nước Á Đông với những truyền thống, phong tục truyền thống hết sức thú vị. Hiểu được những phong tục truyền thống, những điều kiêng kỵ sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập với cuộc sống và tránh được sự thất lễ với người Nhật. Sắp đến tết của người Nhật rồi, hãy cùng laodongnhatban.com.vn tìm hiểu những điều kiêng kỵ trong ngày tết ở Nhật Bản.
1. Kiêng việc vay mượn hay trả nợ, cho vay trong ngày tết
Chỉ trong hoàn cảnh túng thiếu hoặc cấp bách, người ta mới nghĩ đến chuyện vay mượn tiền bạc hoặc đồ dùng của người khác. Ở Nhật Bản quan niệm này cũng giống ở Việt Nam, người xưa quan niệm không nên vay tiền hoặc mượn đồ đạc vào những ngày đầu năm mới, điều đó có thể làm chúng ta rơi vào cảnh túng thiếu cả năm.
2. Không nên đi giày mới vào buổi tối trong những ngày đầu năm
Ở Nhật có điều kiêng kỵ cho rằng đi giày mới vào buổi tối sẽ gặp điềm xấu. Những loài yêu quái, ma quỷ hoạt động vào ban đêm đại diện cho các thế lực bóng tối nên người ta đã cảnh báo rằng diện đồ mới đi trong bóng tối sẽ là một nơi lý tưởng cho yêu quái xâm nhập vào, nhất là dịp tết khi ma quái không nhà ở đường rất nhiều, điều đó rất nguy hiểm. Nên ở Nhật có lời khuyên rằng buổi tối nên ở nhà thì tốt hơn.
3. Sau khi ăn xong không được nằm ngay
Trong quan niệm người Nhật, ăn xong mà nằm ngay thì sẽ bị biến thành con bò. Do vậy cả năm sẽ xui xẻo, ì ạch, chậm chạp như bò.
4. Điều kiêng kỵ về số 4
Chữ số bốn trong mê tín của một số nước theo văn hóa chữ Hán trong đó có Nhật Bản do đồng âm với chữ “Tử” (nghĩa là chết) nên người ta thường kiêng số 4. Vì lý do này nên có sự mê tín coi chữ số 4 như một nỗi bất hạnh hoặc điềm gở.
Trong văn hóa sinh hoạt của người Nhật, số 4 gần như đã được bỏ đi. Ví dụ, trong toàn nhà cao tầng không có tầng 4, bên cạnh phòng 203 là pòng 205,....
Do vậy, trong các hoạt động ngày tết, vui chơi, mọi người đều tránh số 4 như: không chụp ảnh 4 người, không lì xì tiền số 4,... Để tránh gặp 1 năm đen đủi.
5. Không được khóc lóc, không nói điều xui xẻo, điều không may
Trong những ngày tết, người Nhật không được khóc, không được nói điều xui xẻo, luôn cười nói vui vẻ. Như vậy cả năm mới được may mắn, làm ăn thuận lợi.
6. Tránh trang trí nhà cửa vào ngày 29 tết
Để đón chào năm mới, người Nhật thường tổng vệ sinh và trang trí nhà cửa trang hoàng, sạch sẽ. Mọi người sẽ trang hoàng nhà cửa, tốt nhất vào ngày 28 hoặc 30 và tránh ngày 29. Bởi số 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với " Nijyu no kurashimi " nghĩa là " 2 lần nỗi đau ". Còn nếu trang hoàng nhà cửa vào 31 thì rất thất lễ với tổ tiên.
Những điềm lành trong ngày tết
1. Treo shimenawa trước cửa nhà
Với ý nghĩa trừ đuổi ma quỷ và chào đón những vị thần, những điều may mắn sẽ đến với gia đình, người Nhật Bản thường treo shimenawa ở trước của nhà vào những ngày đầu năm mới. Cách trang trí của shimenawa có thể ở mỗi nhà sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng đều mang những màu sắc sặc sỡ, ấm cúng, tượng trưng cho những điều tốt lành, bình yên luôn hiện diện trong cuộc sống của gia đình ngưởi chủ của Shimenawa.
2. Thắp hương cúng tổ tiên và các vị thần
Giống như Việt Nam, người Nhật Bản cũng cúng tổ tiên, các vị thần vào đêm giao thừa. Họ đặt các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ, nhằm tỏ lòng thành kính, và được các thần linh phù hộ. Khi ăn sẽ dùng đũa nhọn cả 2 đầu vì cả người và thần sẽ dùng. Mâm cúng tổ tiên và các vị thần vào ngày lễ.
3. Lì xì đầu năm mới
Với quan niệm “xởi lởi trời cho”, “kính lão đắc thọ”, đồng thời mong muốn gửi tặng các em nhỏ những món quà ý nghĩa, người Nhật Bản thường mừng tuổi đầu năm cho các em bé, và người già. Thông thường, các em bé sẽ được nhận những chiếc phong bao xinh xắn trong đó có tiền, là sẽ cất đi, dùng dần cho việc học tập và mua những thứ quà xinh xắn dùng trong năm.
Người già thì dùng tiền đó như một khoản tích lũy, phòng những lúc sức khỏe không tốt. Những chiếc lì xì đầu năm là món quà rất ý nghĩa trong dịp tết.
>>> Phong tục đón tết đặc biệt của người Nhật Bản
Hi vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin thú vị cho bạn đọc!
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.