Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Nhật Bản: Mạnh tay xử phạt các Doanh nghiệp vi phạm với Thực tập sinh

13/09/2021
Những năm trở lại đây tình trạng bỏ trốn của Thực tập sinh tại Nhật tăng cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các doanh nghiệp tiếp nhận thực tập sinh đã vi phạm các điều khoản lao động. Chính vì thế, Chính phủ Nhật đã luôn nỗ lực trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động nước ngoài làm việc tại Nhật bằng các biện pháp cứng rắn đặc biệt là với các doanh nghiệp .

I. Những nguyên nhân khiến Thực tập sinh bỏ trốn

1. Vấn đề tài chính


 
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bỏ trốn của TTS là vấn đề tài chính. Tài chính ở đây được hiểu là mức thu nhập và mức phí mà TTS phải bỏ ra để đến Nhật Bản. Trước khi đến Nhật, TTS phải bỏ ra một mức phí để được sang Nhật làm việc. Với mức lương thực lĩnh của thực tập sinh lại không được như kỳ vọng. Do đại dịch COVID 19 nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm lương và giờ làm thêm của Thực tập sinh. 

2. Kỷ luật lao động khắt khe, bị bóc lột


 
Lý do thứ 2 là do kỷ luật lao động tại Nhật Bản khắt khe khiến cho nhiều thực tập sinh cảm thấy ngột ngạt. Họ tìm cách trốn ra ngoài làm những công việc trái phép ở những nơi thoải mái, dễ chịu hơn chấp nhận những rủi ro ập đến.
Bên cạnh đó do sự vi phạm của các doanh nghiệp tiếp nhận Thực tập sinh đã làm vẫn đề bỏ trốn ngày càng nhiều hơn. Có đến 24,3% tổng số vụ vi phạm liên quan đến công tác quản lý an toàn tại nơi làm việc; 15,7% ép buộc thực tập sinh phải làm việc nhiều giờ hơn so với thời gian giới hạn đã thỏa thuận với doanh nghiệp; 15,5% không trả lương cho thực tập sinh khi làm thêm giờ.

3. Cám dỗ từ những việc làm “trái phép”

Tiếp theo, việc thực tập sinh bỏ trốn không phải vì họ không muốn làm việc mà vì những cám dỗ từ những việc làm “trái phép” bên ngoài như thoải mái hơn về kỷ luật, thời gian, mức lương khá hơn. Hơn nữa họ được tự do hơn chứ không phải chịu ràng buộc. Nhiều người không tính thấu đáo đã dễ dàng nghe theo những lời dụ dỗ mà trốn ra ngoài làm việc. Họ không biết rằng việc trốn ra ngoài không chỉ gây khó khăn, tổn thất cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động mà còn chắc chắn đẩy bạn đến những hậu quả nghiêm trọng.
>>> Tìm hiểu chi tiết tại: 
Vì sao Thực tập sinh bỏ trốn?
Với những lý do trên, các Thực tập sinh đã bỏ trốn mà không nghĩ đến các hệ lụy mà mình sẽ gặp phải.
Bạn cần được tư vấn về mức lương, chi phí, điều kiện tham gia các đơn hàng làm tại Nhật Bản? Hay bạn cần hỗ trợ tại Nhật Hãy NHẬP SỐ ĐIỆN THOẠI và yêu cầu gọi lại để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


II. Mạnh tay xử phạt các Doanh nghiệp vi phạm với Thực tập sinh


 
Để giảm thiểu tình trạng bỏ trốn của Thực tập sinh, Chính phủ Nhật Bản đã đề ra nhiều biện pháp để có thể giảm bớt tình trạng này. Trong đó có việc xử phạt mạnh tay với các doanh nghiệp vi phạm với thực tập sinh
>>>
 Nhật Bản: Quyết liệt với Chiến dịch mới ngăn chặn Thực tập sinh bỏ trốn

Để phản hồi cũng như điều tra các doanh nghiệp tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã cử đội ngũ thanh tra tiêu chuẩn lao động tới 8.124 doanh nghiệp trên toàn quốc để thực hiện công tác kiểm tra tại các cơ sở này.

Những cuộc thanh tra đã phát hiện 5.752 đơn vị điều hành doanh nghiệp, chiếm 70,8% tổng số các đơn vị bị thanh tra, vi phạm Luật Tiêu chuẩn lao động.

Trong đó, 24,3% tổng số vụ vi phạm liên quan đến công tác quản lý an toàn tại nơi làm việc; 15,7% ép buộc thực tập sinh phải làm việc nhiều giờ hơn so với thời gian giới hạn đã thỏa thuận với doanh nghiệp; 15,5% không trả lương cho thực tập sinh khi làm thêm giờ.

Cũng trong năm 2023, Văn phòng Thanh tra Tiêu chuẩn Lao động Nhật Bản đã nhận được 192 đơn kiến nghị từ các thực tập sinh, trong đó yêu cầu chấn chỉnh tình trạng không thanh toán những khoản phụ cấp làm thêm giờ và các khoản thù lao khác, tăng 85 đơn so với năm 2019.

 

 
Năm 2021 vừa qua chính phủ Nhật Bản đã làm rất tôt việc bảo vệ quyền lợi cho Thực tập sinh với các điều khoản với doanh nghiệp tiếp nhận thực tập sinh như sau:
Doanh nghiệp tiếp nhận Thực tập sinh

1. Ngăn cấm những hành vi vi phạm nhân quyền đối với Thực tập sinh kỹ năng

>>> Không gây bất lợi cho Thực tập sinh với lý do mang thai, tai nạn hay bệnh tật, v.v...
>>> Không có những hành động bạo lực, chửi bới, cưỡng bức, quấy rối, cưỡng
chế về nước hay xâm phạm đời tư cá nhân, v.v...

>>>Thông báo cho Thực tập sinh kỹ năng biết về cổng tư vấn SOS của Tổ chức đào tạo Thực tập sinh kỹ năng. - Không lưu giữ hộ chiếu, thẻ lưu trú của Thực tập sinh

2. Không sử dụng lao động là người cư trú bất hợp pháp (Thực tập sinh đã bỏ trốn)

>>> Không chỉ kiểm tra thông tin thể lưu trú, qua bản copy, mà phải kiểm tra cả bản chính.

>>> Tự mình kiểm tra tư cách lưu trú, thời hạn lưu trú của Thực tập sinh được phái cử xem có vấn đề gì không. [11. 3. Từ chối các khoản thiết đãi quá mức từ phía công ty phải cử

>>> Ví dụ như chi phí cho các chuyến du lịch, hát karaoke, mát-xa, phi máy bay và khách sạn, vv..

4. Điều chỉnh công việc theo đúng kế hoạch thực tập sinh kỹ năng

>>> Đảm bảo thực hiện trên 50% lượng công việc bắt buộc.

>>> Ghi lại nhật ký đào tạo thực tập sinh kỹ năng mỗi ngày.
>>> Trong trường hợp gặp khó khăn trong điều chỉnh công việc, hãy trao đổi để Nghiệp đoàn hay Tổ chức đào tạo thực tập sinh kỹ năng chứ không im lặng.

5. Tuân thủ nghiêm chỉnh luật tiêu chuẩn lao động
>>> Đảm bảo trả lương phủ hợp (Đặc biệt là tiền lương làm thêm giờ và lương ngày lễ

>>> Không cho làm việc ngoài giới bất hợp pháp (Kiểm tra lượng thời gian làm thêm ngoài giờ làm thêm vào ngày nghỉ xem có trong lương thời gian làm việc pháp luật quy định không

>>> Đảm bảo cho Thực tập sinh nghỉ phép có lining một cách hợp lý (Đảm bảo nghỉ 5 ngày 1 năm)
>>> Đảm bảo giữ đủ 3 và pháp lý ( Số lương, số chấm công, danh sách nhân viên)

>>> Cung cấp chỗ ở an toàn và hợp vệ sinh

6. Tuân thủ nghiêm ngặt về luật vệ sinh và an toàn lao động
>>> Xây dựng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh. (Bổ nhiệm người phụ trách quản lý an toàn, người phụ trách quản lý vệ sinh, người phụ trách quản lý công việc,...)

>>> Giải thích dễ hiểu nội dung và môi trường làm việc khi phỏng vấn, khi ký kết hợp đồng hay trong quá trình tuyển dụng.

>>> Tiến hành nghiêm túc việc đào tạo vệ sinh an toàn lao động (Đào tạo trong quá trình tuyển dụng, khi thay đổi nội dung công việc hay khi đào tạo đặc biệt đối với những ngành nghề nguy hiểm, có chất độc hại)

>>> Đảm bảo tham gia và lấy chứng chỉ của khóa đào tạo kỹ năng và giáo dục đặc biệt liên quan đến những công việc có giới hạn về ngành nghề

>>> Đảm bảo thực hiện các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe đặc biệt và kiểm tra mức độ căng thẳng tinh thần cho Thực tập sinh kỹ năng.

>>> Trong trường hợp không may xảy ra sự cố hoặc tai nạn liên quan đến công việc, hãy khai báo và báo cáo, không giấu giếm.

7. Tham gia đóng bảo hiểm toàn diện cho Thực tập sinh kỹ năng nước ngoài
>>> Đảm bảo hoàn thành thủ tục bảo hiểm trước khi Thực tập sinh nhập cảnh vào Nhật Bản.

8. Đảm bảo đệ trình và khai báo đầy đủ chính xác tới Tổ chức đào tạo thực tập sinh kỹ năng và Nghiệp đoàn

>>> Đàm báo nộp báo cáo dùng thời hạn. Báo cáo tình trạng thực hiện từ ngày 1 tháng 4 đến 31 tháng 5 hằng năm. Báo cáo về những thay đổi nhỏ trong quá trình thực tập kỹ năng... nộp báo cáo sau khi phát sinh thay đổi trong vòng 1 tháng

>>> Hãy đảm bảo thời hạn nộp Giấy khai báo Thực tập sinh gặp khó khăn trong quá trình thực tập (Nếu Thực tập sinh về nước giữa chúng thì phải bảo cho trước khi Thực tập sinh về nước)

 
 Thực tế chỉ ra rằng hầu hết lao động bỏ trốn vì muốn kiếm thêm tiền hay bị bóc lột sức lao động tại các doanh nghiệ tiếp nhận và do không chọn được công ty môi giới tốt.Tuy nhiên, nếu biết cách xử lý khôn khéo thì bạn vẫn có được công việc ổn định, thu nhập cao và hưởng đầy đủ chính sách dành cho người lao động ở Nhật Bản.Các bạn trẻ trong nước đang có ý định sang Nhật  đừng quá lo lắng. Hãy chuẩn bị tốt cho bản thân để có thể tự tin bay nhẩy tại đất nước Mặt trời mọc nhé ^^!

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang