Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Nhật Bản: Quyết liệt với Chiến dịch mới ngăn chặn Thực tập sinh bỏ trốn

27/07/2021
Trong những năm gần đây, các vụ phạm pháp, bỏ trốn, lưu trú bất hợp pháp liên quan đến Thực tập sinh người Việt Nam đang không ngừng tăng lên. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến an ninh xã hội cũng như làm ảnh hưởng đến nhiều Thực tập sinh khác. Chính vì thế, để xóa bỏ triệt để các hành vi vi phạm của Thực tập sinh, NAGOMI đã đưa ra phương án hợp tác với các Nghiệp đoàn và các Doanh nghiệp tiếp nhận Thực tập sinh trong vòng nửa năm kể từ tháng 6 cho đến hết tháng 11 với hy vọng sẽ cải thiện được chế độ Thực tập sinh kỹ năng. Dưới đây là Nội dung chiến dịch ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật của Thực tập sinh kỹ năng, bạn đọc chú ý theo dõi nhé!

I. Nguyên nhân thực trạng trạng Thực tập sinh bỏ trốn, Lưu trú bất hợp pháp tại Nhật.

Các vụ phạm pháp, bỏ trốn, lưu trú bất hợp pháp liên quan đến Thực tập sinh người Việt Nam trong những năm gần đây đang không ngừng tăng lên. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, các phương tiện truyền thông không ngừng đưa các tin tức, phóng sự về nguồn nhân lực nước ngoài (Thực tập sinh kỹ năng,…) trong đó chủ đề chính thường được nhắc đến như:

- Môi trường làm việc khắc nghiệt
- Khoản vay nợ khi xuất cảnh
- Xóa bỏ chế độ đào tạo Thực tập sinh kỹ năng. 

Tỉ lệ Thực tập sinh phạm pháp và bỏ trốn tăng lên là nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn an ninh trong nước Nhật. Và cũng vì thế, số lượng người nước ngoài mất lòng tin vào Nhật Bản cũng tăng lên, gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống an ninh Nhật Bản. Ngoài ra, về vấn đề “Tôn trọng nhân quyền trong kinh doanh” đang được quốc tế  tranh luận gay gắt. Vào tháng 10 năm ngoái, tại Hội nghị liên lạc giữa các bộ ngành liên quan, kế hoạch hành động “Kinh doanh và Nhân quyền” đã được quyết định, trong đó có đề cập đến việc tăng cường bảo vệ quyến lợi của người lao động nước ngoài(Thực tập sinh kỹ năng, v.v...). Thêm vào đó, trong thời gian gần đây, việc đầu tư vào "E” (Môi trường), “S” (Xã hội), “G” (Quản trị công ty) cũng đang được chú trọng. “S” cũng là một trong những điểm mấu chốt thể hiện mức độ các công ty coi trọng vấn đề nhân quyền. Nếu những chỉ trích về vi phạm nhân quyền vẫn tiếp diễn như hiện nay thì nó sẽ gây ảnh hưởng đến các Thực tập sinh kỹ năng.
Trong bối cảnh đó, sau khi được thành lập vào tháng 10 năm ngoái, NAGOMi đã yêu cầu Chính phủ Nhật Bản tăng cường các biện pháp cụ thể để bảo vệ nhân quyền, bao gồm việc “Tăng cường cơ chế chế độ thực tập kỹ năng". Ngoài ra, Nghiệp đoàn và các Công ty tiếp nhận cũng cần phải đóng góp sức mình vào việc xây dựng chế độ thực tập sinh kỹ năng lành mạnh bằng việc tạo điều kiện cho Thực tập sinh có một cuộc sống tốt đẹp hơn ở Nhật.

Về phía Việt Nam cũng đã có một bước tiến mới nhằm cải tổ tình hình. Việc tăng cường hợp tác giữa hai chính phủ Việt-Nhật đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này. Đặc biệt, những ngày gần đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam liên tiếp đưa ra những cảnh báo, nêu đích danh một số công ty phái cử lao động sang Nhật Bản để thực tập sinh (TTS) bỏ trốn nhiều. Những công ty này đã bị Tổ chức Thực tập kỹ năng Nhật Bản (OTIT) phản ánh và áp dụng biện pháp cấm đưa lao động sang Nhật. Tình trạng này diễn ra trong bối cảnh hai nước đang phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những vướng mắc trong việc tiếp nhận lao động gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid 19.
>>> Tìm hiếu thêm: 
OTIT thông báo đình chỉ tiếp nhận thực tập sinh tại 5 công ty phái cử Việt Nam

II. Nội dung Chiến dịch mới ngăn chặn Thực tập sinh bỏ trốn.

Nghiệp đoàn (Với quốc gia phái cử)
1. Từ chối các khoản tiền hoa hồng, thiết đãi quá mức từ phía công ty phải cử
>>> Chi phí cho các chuyến du lịch, hát karaoke, mát xa, khách sạn hay vé máy bay v.v...
2. Từ chối các hợp đồng bí mật với công ty phái cử
>>> Ngừng việc cắt giảm và miễn hoàn toàn phí ủy thác đào tạo và phí quản lý của công ty ty phải cử
>>> Không đặt ra chế độ phạt tiền do vi phạm hợp đồng đối với những như bỏ trốn về nước tiên chúng mang thai, v
3. Không giao nhận các giấy tờ giả mạo trường hợp
>>> Cho dù không có kinh nghiệm làm việc tại cùng ngành nghề đi chăng nữa, trong trường hợp có thể coi thích cụ thể về tỉnh quan trọng của việc thực tập kỹ năng và Thực tập sinh đã qua huấn luyện với mức cần thiết tối thiểu thì kế hoạch thực tập kỹ năng vẫn được xét tuyệt với lý do đặc biệt. Vì vậy, không được giao và nhận các giấy từ giả mạo kể cả khi được đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào đi chăng nữa.
được giao và nhận các giấy tờ giả mạo, kể cả khi được chứng nhận đáp ứng bất kỳ YÊU CẦU nào đi chăng năm.
Nghiệp đoàn (Ở Nhật)
4. Tiến hành hướng dẫn, thăm hỏi, kiểm tra theo đúng tần suất, nội dung và cách thức quy định tại luật về chế độ Thực tập sinh kỹ năng 
( Thăm hỏi, Chỉ đạo)
>>>  Không chỉ gặp mỗi Thực tập sinh mà cần phải nói chuyện, thăm hỏi cán bộ nhân viên phía công ty tiếp nhận. * Với những Thực tập sinh kỹ năng mới bắt đầu làm việc, kiểm tra xem có đang tiến hành thực tập theo đúng kế hoạch không.
( Kiểm tra )
>>> Đàm bảo rằng người giám sát đào tạo Thực tập sinh kỹ năng và người hướng dẫn công việc Thực tập sinh kỹ năng phải có mặt
>>> Trong phần gặp mặt Thực tập sinh tại mỗi lần kiểm tra, phải có ít nhất một phần tư số lượng Thực tập sinh tham gia. Đảm bảo tối thiều gặp được mỗi Thực tập sinh ít nhất một năm một lần.
>>> Về tiền lương, không chỉ kiểm tra bảng sao kê lương và số lượng mà còn phải xác nhận trực tiếp với Thực tập sinh xem có nhận lương đầy đủ và đúng hạn không
>>> Nộp báo cáo tỉnh hình kiểm tra cho Tổ chức đào tạo Thực tập sinh kỹ năng cho người nước ngoài trong vòng 2 tháng sau khi tiến hành kiểm tra.
5. Trao đổi mật thiết với Thực tập sinh nhằm hiểu được điều Thực tập sinh thực sự muốn nói
>>> Bố trí phiên dịch viên có thể nói ngôn ngữ mẹ đẻ của Thực tập sinh.
>>> Tạo ra một môi trường để Thực tập sinh kỹ năng có thể dễ dàng trao đổi ý kiến và phản hồi ngay lập tức khi Thực tập sinh có nhu cầu cần được tư vẫn
6. Nắm bắt chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tiếp nhận
>>> Thường xuyên kiểm tra xem tình hình kinh doanh có giảm sút nghiêm trọng không. 
>>> Thu và kiểm tra Giấy phân tích tình hình kinh doanh, khi công ty vỡ nợ.
7. Tiến hành đệ trình, báo cáo một cách chính xác cho Tổ chức đào tạo Thực tập sinh kỹ năng cho người nước ngoài
>>> Tuân thủ nộp báo cáo đúng hạn
Báo cáo kinh doanh... từ ngày 1 tháng 4 tới 31 tháng 5 hằng năm.
Giấy khai bảo sửa đổi ... trong vòng 1 tháng kể từ ngày phát sinh lý do sửa đổi.
Giấy khai báo sửa đổi và đơn xin gia hạn giấy phép... nộp trong vòng một tháng sau khi thay đổi diễn ra.
>>> Tuân thủ đúng thời hạn nộp Giấy khai báo Thực tập sinh gặp khó khăn trong quá trình thực tập (Nếu Thực tập sinh về nước giữa chừng thì phải nộp trước khi Thực tập sinh về nước).
>>> Quản lý tình trạng nộp Báo cáo về những thay đổi nhỏ trong quá trình Thực tập sinh kỹ năng của Doanh nghiệp tiếp nhận
8. Không vì lí do Thực tập sinh mang thai, bị tai nạn hay bị bệnh mà tạo bất lợi cho Thực tập sinh kỹ năng
>>> Không có những hành động khuyến khích nghỉ việc vì lí do riêng của Thực tập sinh hoặc cưỡng chế về nước.
Doanh nghiệp tiếp nhận Thực tập sinh

9. Ngăn cấm những hành vi vi phạm nhân quyền đối với Thực tập sinh kỹ năng

>>> Không gây bất lợi cho Thực tập sinh với lý do mang thai, tai nạn hay bệnh tật, v.v...
>>> Không có những hành động bạo lực, chửi bới, cưỡng bức, quấy rối, cưỡng
chế về nước hay xâm phạm đời tư cá nhân, v.v...

>>>Thông báo cho Thực tập sinh kỹ năng biết về cổng tư vấn SOS của Tổ chức đào tạo Thực tập sinh kỹ năng. - Không lưu giữ hộ chiếu, thẻ lưu trú của Thực tập sinh

10. Không sử dụng lao động là người cư trú bất hợp pháp (Thực tập sinh đã bỏ trốn)

>>> Không chỉ kiểm tra thông tin thể lưu trú, qua bản copy, mà phải kiểm tra cả bản chính.

>>> Tự mình kiểm tra tư cách lưu trú, thời hạn lưu trú của Thực tập sinh được phái cử xem có vấn đề gì không. [11. 11. Từ chối các khoản thiết đãi quá mức từ phía công ty phải cử

>>> Ví dụ như chi phí cho các chuyến du lịch, hát karaoke, mát-xa, phi máy bay và khách sạn, vv..

12. Điều chỉnh công việc theo đúng kế hoạch thực tập sinh kỹ năng

>>> Đảm bảo thực hiện trên 50% lượng công việc bắt buộc.

>>> Ghi lại nhật ký đào tạo thực tập sinh kỹ năng mỗi ngày.
>>> Trong trường hợp gặp khó khăn trong điều chỉnh công việc, hãy trao đổi để Nghiệp đoàn hay Tổ chức đào tạo thực tập sinh kỹ năng chứ không im lặng.

13. Tuân thủ nghiêm chỉnh luật tiêu chuẩn lao động
>>> Đảm bảo trả lương phủ hợp (Đặc biệt là tiền lương làm thêm giờ và lương ngày lễ

>>> Không cho làm việc ngoài giới bất hợp pháp (Kiểm tra lượng thời gian làm thêm ngoài giờ làm thêm vào ngày nghỉ xem có trong lương thời gian làm việc pháp luật quy định không

>>> Đảm bảo cho Thực tập sinh nghỉ phép có lining một cách hợp lý (Đảm bảo nghỉ 5 ngày 1 năm)
>>> Đảm bảo giữ đủ 3 và pháp lý ( Số lương, số chấm công, danh sách nhân viên)

>>> Cung cấp chỗ ở an toàn và hợp vệ sinh

14. Tuân thủ nghiêm ngặt về luật vệ sinh và an toàn lao động
>>> Xây dựng hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh. (Bổ nhiệm người phụ trách quản lý an toàn, người phụ trách quản lý vệ sinh, người phụ trách quản lý công việc,...)

>>> Giải thích dễ hiểu nội dung và môi trường làm việc khi phỏng vấn, khi ký kết hợp đồng hay trong quá trình tuyển dụng.

>>> Tiến hành nghiêm túc việc đào tạo vệ sinh an toàn lao động (Đào tạo trong quá trình tuyển dụng, khi thay đổi nội dung công việc hay khi đào tạo đặc biệt đối với những ngành nghề nguy hiểm, có chất độc hại)

>>> Đảm bảo tham gia và lấy chứng chỉ của khóa đào tạo kỹ năng và giáo dục đặc biệt liên quan đến những công việc có giới hạn về ngành nghề

>>> Đảm bảo thực hiện các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm tra sức khỏe đặc biệt và kiểm tra mức độ căng thẳng tinh thần cho Thực tập sinh kỹ năng.

>>> Trong trường hợp không may xảy ra sự cố hoặc tai nạn liên quan đến công việc, hãy khai báo và báo cáo, không giấu giếm.

15. Tham gia đóng bảo hiểm toàn diện cho Thực tập sinh kỹ năng nước ngoài
>>> Đảm bảo hoàn thành thủ tục bảo hiểm trước khi Thực tập sinh nhập cảnh vào Nhật Bản.

16. Đảm bảo đệ trình và khai báo đầy đủ chính xác tới Tổ chức đào tạo thực tập sinh kỹ năng và Nghiệp đoàn

>>> Đàm báo nộp báo cáo dùng thời hạn. Báo cáo tình trạng thực hiện từ ngày 1 tháng 4 đến 31 tháng 5 hằng năm. Báo cáo về những thay đổi nhỏ trong quá trình thực tập kỹ năng... nộp báo cáo sau khi phát sinh thay đổi trong vòng 1 tháng

>>> Hãy đảm bảo thời hạn nộp Giấy khai báo Thực tập sinh gặp khó khăn trong quá trình thực tập (Nếu Thực tập sinh về nước giữa chúng thì phải bảo cho trước khi Thực tập sinh về nước)

Thực tập sinh kỹ năng

17. Hãy tự bảo vệ bản thân mình

>>> Học tiếng Nhật để phát triển sự nghiệp và để tự vệ.

>>> Nếu thực tập sinh không còn lựa chọn nào khác ngoài quyết định thay đổi công ty thực tập kỹ năng, hãy trao đổi với Nghiệp đoàn

>>> Không được liên lạc với bên môi giới trung gian về bỏ trốn, nếu nhận được liên lực từ phía họ thì phải báo cáo với nghiệp đoàn.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang