Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Phiên dịch viên tiếng Nhật tại Hà Nội, lương khủng nhưng không dễ

29/08/2017
Dòng chảy những khoản đầu tư của các công ty Nhật Bản vào Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung ngày càng lớn, và họ rất cần những phiên dịch viên tiếng Nhật giỏi. Tuy nhiên, công việc này không đơn giản chỉ là giỏi tiếng Nhật mà cần rất nhiều kỹ năng, sự hiểu biết để bổ trợ. Chính vì vậy, phiên dịch viên tiếng Nhật luôn có mức lương đáng mơ ước.
phiên dịch viên tiếng nhật tại hà nội lương cao không

1. Những yêu cầu của nghề phiên dịch tiếng Nhật

Con người giao tiếp với nhau bằng hai phương thức cơ bản là nói và viết. Từ đó, nghề phiên dịch viên cũng được chia theo thành hai dạng là phiên dịch nói (thông dịch) và phiên dịch viết (biên dịch).

1.1. Công việc của thông dịch viên

Công việc này đỏi hỏi các thông dịch viên phải có khả năng sử dụng cả hai ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch một cách hoàn hảo nhất, cùng phản ứng nhanh, linh hoạt.

- Nghiên cứu kĩ chủ đề cần phiên dịch

Đây gần như là yêu cầu bắt buộc với người thông dịch, đặc biệt dịch tại các hội nghị, hội thảo chuyên đề.

Người dịch nói phải nắm được vấn đề hay hiểu được công việc mình cần phải dịch trước khi tới địa điểm dịch. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn được dịch về một lĩnh vực, chủ đề mà bạn hoàn toàn nắm vững. Nhưng không phải lúc nào cũng may mắn như vậy.

Trong nghề dịch, bạn nhiều khi gặp phải những lĩnh vực khó và chuyên sâu như Công nghệ vật liệu, Năng lượng nguyên tử v.v... Ngay cả lĩnh vực mà bạn tưởng mình đã thông thuộc cũng có thể liên tục xuất hiện những khái niệm, thuật ngữ mới, đòi hỏi người phiên dịch phải cập nhật.

Người phiên dịch luôn phải nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra được một danh sách những từ và thuật ngữ thường được dùng trong lĩnh vực đó. Ngoài ra cũng cần tìm gặp những chuyên gia trong và ngoài hội thảo để nhờ giúp về những khái niệm, từ ngữ mới hoặc khó.

Thông thường, những người tổ chức sẽ báo trước cho bạn về đề tài, chủ đề cần dịch. Trong những hội thảo, hội nghị, cuộc họp... quan trọng, người tổ chức thường có xu hướng tìm kiếm những phiên dịch có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, họ có thể chuyển trước tới bạn nội dung chính của các bài phát biểu, tham luận sẽ được báo cáo. Sự chuẩn bị tốt luôn giúp cho bạn có thể nhanh nhạy, xử lý kịp thời trong những tình huống bất ngờ, hoàn thành tốt công việc của mình.

- Làm việc theo cặp

Với kiểu phiên dịch đồng thời, người phiên dịch phải tiến hành dịch ngay khi người nói bắt đầu nói. Công việc này đòi hỏi sự tập trung tư tưởng và sức lực cao độ. Do vậy, những người dịch đồng thời thường làm việc theo cặp, mỗi người dịch sẽ đảm nhiệm công việc trong khoảng 20 đến 30 phút.

Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ người đến phiên nghỉ là hoàn toàn chơi đâu nhé. Họ vẫn thường chú ý lắng nghe và nhắc người đang chịu trách nhiệm dịch. Mặt khác, bằng cách này, họ theo dõi các vấn đề được phát biểu để có thể tiếp tục dịch sau đó.

- Tốc ký và quan sát nét mặt

Với công việc dịch đuổi, người dịch phải vừa nghe, vừa ghi chép lại những điều đang được nói. Bởi vậy, khả năng tốc ký rất quan trọng. Người phiên dịch sẽ dịch ngay sau khi người nói kết thúc một câu hoặc một đoạn.

Cách dịch này thường được dùng trong những cuộc nói chuyện giữa hai người hay hai nhóm người. Trong quá trình dịch, người dịch đuổi thường chú ý quan sát biểu hiện, tâm trạng của cả hai bên. Qua nét mặt, thái độ của người nghe, người phiên dịch đoán biết được liệu những gì mình dịch có rõ ràng, dễ hiểu không, từ đó có những điều chỉnh thích hợp.

1.2. Công việc của biên dịch viên

Không phải chịu sức ép thời gian căng thẳng, đòi hỏi phản ứng tức thì như nghề dịch nói, nhưng dịch viết có những gian nan và yêu cầu khắt khe riêng. Truyền tải được thật trong sáng, chính xác và sinh động những ý tưởng của văn bản dịch là yêu cầu của công việc này.

- Đọc thật kỹ và tra từ điển

Dù dịch xuôi hay dịch ngược, đọc thật kỹ văn bản là công việc đầu tiên của người dịch viết. Những người phiên dịch cẩn thận và chuyên nghiệp không đọc lướt qua văn bản mà đọc đi đọc lại nhiều lần, xác định chắc chắn nội dung, tránh những sai sót đáng tiếc.

Sau khi đã nghiên cứu khá kỹ lưỡng nội dung văn bản, người phiên dịch gạch ra những từ chưa biết và tiến hành tra cứu trong từ điển. Không chủ quan, luôn biết cách sử dụng từ điển là yêu cầu cần thiết của người phiên dịch.

Bởi ngôn ngữ của từng quốc gia, dân tộc luôn có sự thay đổi, bổ sung. Ngay cả một từ đã cũ cũng có thể hàm chứa những nghĩa mới. Dù giỏi giang đến đâu, người phiên dịch cũng không bao giờ cho phép mình chủ quan. Anh ta phải đọc kĩ những nghĩa mà từ điển cung cấp, rồi lựa chọn nghĩa thích hợp.

- Nghiên cứu thêm những tài liệu khác

Với một số chủ đề khó, có tính chuyên ngành cao (như các vấn đề về môi trường sinh thái, văn hóa học, công nghệ sinh học v.v...), người dịch có thể phải đọc thêm những kiến thức liên quan đến chủ đề mà họ chưa hiểu rõ trong tài liệu cần dịch. Nếu vẫn chưa thật hiểu, họ có thể tham khảo chính người viết hoặc người thuê dịch để làm sáng tỏ những ý tứ mà họ chưa rõ hoặc không quen.

Dịch viết không phải là việc thay từ tương đương từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ dịch. Nó yêu cầu các đoạn, các ý tưởng phải được truyền tải một cách khéo léo để đạt được độ hấp dẫn, chuẩn xác như văn bản gốc

Ngoài văn bản được dịch, người dịch giỏi và chuyên nghiệp rất chú ý cung cấp phần chú giải cho những câu nói thông tục, từ lóng và một số cách thể hiện không thể dịch theo nghĩa đen. Đây chính là yếu tố thể hiện bản lĩnh và tài năng của người dịch. Nó đòi hỏi người dịch không chỉ thông thạo về ngôn ngữ mà còn phải có vốn văn hóa, kiến thức sâu rộng.

- Kiểm tra và đánh giá

Trước khi đưa bản dịch hoàn chỉnh tới tay người thuê dịch hay sếp, người phiên dịch cần kiểm tra lại nhiều lần. Bạn không nên coi việc kiểm tra kỹ lưỡng như vậy là quá cầu toàn. Nó thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của người phiên dịch.

Trên thực tế, có nhiều loại sai sót như sai về ý, câu, chữ và cả chính tả. Dù bạn đã sử dụng chương trình “đánh vần và văn phạm” (spelling and grammar) trong máy tính thì cũng vẫn có những sai sót mà chỉ tự thân bạn mới có thể khắc phục.

Mặt khác, có không ít trường hợp từ cùng một văn bản gốc, những người dịch khác nhau có thể tạo ra các bản dịch có những ý, những đoạn hoàn toàn khác nhau. Đây thực sự là một “cái bẫy” lớn với người dịch. Bởi vậy, cẩn trọng và kiểm tra kỹ lưỡng là nguyên tắc hàng đầu với người làm công tác dịch viết.

Tuy nhiên, dù dịch theo hình thức nào đi nữa, phiên dịch đều phải thực hiện quy trình cơ bản là:
Hiểu ngôn ngữ nguồn -> phân tích ngôn ngữ học và văn hóa -> diễn đạt lại bằng ngôn ngữ mục tiêu

2. Những kỹ năng cần có của một phiên dịch viên tiếng Nhật

2.1. Cần phải có đam mê học tiếng Nhật

Không phải tự nhiên mà tiếng Nhật nhận được cái danh hiệu là ngôn ngữ khó học nhất thế giới. Nếu bạn nào tìm hiểu về tiếng Nhật chắc cũng biết tiếng Nhật khó từ trong bản chất, khó học từ cách viết đến cách nói.

Khi mới bắt đầu ngôn ngữ tượng hình này, nó thật sự rất khó và không ít người theo học rồi phải bỏ.

Chính vì vậy, bạn cần phải có đam mê và hết mình với nó. Khi đã quen dần, khi đã yêu thích tiếng Nhật thì việc học nó không còn cảm thấy quá khó khăn.

2.2. Xác định một chuyên ngành cho mình

Có rất nhiều công ty, nhiều phòng ban cần phiên dịch viên tiếng Nhật mà lại thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy bạn cần xác định một chuyên ngành cụ thể để tập trung nghiên cứu các từ ngữ chuyên sâu về nó.

Có như vậy, bạn mới có thể làm tốt về lĩnh vực của mình thay vì tìm hiểu dàn trải nhưng kiến thức không vững.

Bạn có thể phiên dịch tại các công ty xây dựng, tài chính,... tại các phòng ban kế toán, Marketing, kinh doanh hay ở xưởng sản xuất.

2.3. Cần phải am hiểu nền văn hóa của cả Nhật Bản và Việt Nam

Người phiên dịch ngoài vốn từ vựng phong phú cần phải có hiểu biết thấu đáo những vấn đề ngôn ngữ học của cả hai ngôn ngữ, hiểu biết những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ không những chỉ về ngữ pháp mà còn về ngữ nghĩa và ngữ dụng.

Những hiểu biết đó gắn chặt với tri thức văn hoá về đất nước, con người, lối sống, thói quen, phong tục tập quán của hai cộng đồng ngôn ngữ. Vì thế, một yêu cầu nữa rất quan trọng đó là người phiên dịch phải có sự am hiểu về văn hóa. Khi giao tiếp với nhau, các bên không chỉ khác về ngôn ngữ mà còn khác biệt về trình độ học vấn, môi trường sống, cách tư duy và đặc biệt là văn hóa.
>> Am hiểu văn hóa và con người Nhật Bản không gì tốt hơn là từng làm việc sinh sống ở Nhật. Vì vậy bạn có thể xem bài viết: Phiên dịch viên tiếng Nhật - Cơ hội cho thực tập sinh về nước để biết những lợi thế đó là gì.

2.4. Cần có đạo đức nghề nghiệp

Đây là một yếu tố cực kì quan trọng. Giống như bất cứ nghề nào, nghề phiên dịch cũng cần có những chuẩn đạo đức hay quy tắc ứng xử riêng.

Chuẩn đạo đức này chú trọng tới sự trung thành của người  phiên dịch đối với ngôn bản và ý tưởng; thái độ của người dịch không thiên vị đối với các bên đối thoại và nhất là không được thêm thắt, bình luận, nhận xét hay thể hiện thái độ của cá nhân người phiên dịch vào lời dịch.

Tránh trường hợp người phiên dịch quên mất vai trò, vị trí và trách nhiệm phiên dịch của mình và đứng ra tranh luận như một đại biểu tham dự cuộc họp. 

2.5. Những chuẩn bị cần có của nghề phiên dịch tiếng Nhật

- Trí nhớ tốt

- Sức khỏe tốt

- Kiên trì và chăm chỉ, ham học hỏi

- Biết tổ chức công việc

- Nhanh nhẹn, nhạy cảm và tự tin

- Có kiến thức rộng về văn hóa, xã hội, con người. Muốn được vậy phải trau dồi thường xuyên, liên tục cập nhật những thông tin mới, những lãnh vực mới.

- Cần có sự chu đáo, cẩn trọng trong công việc. Luôn chuẩn bị trước về lĩnh vực mà mình sẽ phiên dịch.

3. Tuyển dụng phiên dịch viên tiếng Nhật tại Hà Nội như thế nào?

Nếu bạn tra cứu từ khóa "tuyển phiên dịch viên tiếng Nhật tại Hà Nội" sẽ có 2.400.000 kết quả trả về trong 0,74s. Điều đó có thể thấy nhu cầu về công việc này là rất lớn.
 
tuyển phiên dịch viên tiếng nhật hà nội

Tại Hà Nội, những công ty, doanh nghiệp thường tuyển chọn phiên dịch viên kiêm hỗ trợ một mảng nhất định nào đó như kế toán, tài chính, marketing,... với mức lương dao động tối thiểu khoảng 500 - 700 USD/tháng.

phien dich vien tieng nhat

Tuyển phiên dịch viên tiếng Nhật của công ty Vietcom

phiên dịch viên tiếng nhật kiêm hỗ trợ kế toán

Tuyển phiên dịch viên tiếng Nhật kiêm hỗ trợ kế toán

phiên dịch viên tiếng nhật

Công ty CP Nội thất Vĩnh An tuyển dụng phiên dịch viên tiếng Nhật

Bạn là phiên dịch viên tiếng Nhật? Bạn đang muốn tìm công việc tại Hà Nội? Đừng lo lắng quá vì nhu cầu về nhân sự công việc này rất nhiều. Hãy trau dồi những kỹ năng và kiến thức của mình để phát triển sự nghiệp của mình hơn nữa nhé!

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang