Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Những cách ứng xử khi phải xin nghỉ hoặc muộn giờ làm thêm tại Nhật Bản

11/04/2017

Hầu hết các bạn du học sinh khi sang Nhật học tập đều quan tâm đến vấn đề việc làm thêm để có thêm thu nhập, trang trải chi phí, chi tiêu trong những ngày tháng sinh sống ở Nhật. Nhưng khi đã tìm được công việc ưng ý rồi, bạn vẫn cần phải lưu ý điều sau. Đó là bạn không thể lúc nào cũng đến đúng giờ đi làm vì những lý do khách quan như: đau ốm, học bù đột xuất, tàu xe bị trễ,… Trong những tình huống như vậy, bạn nhất định phải liên lạc và ứng xử thỏa đáng với nơi làm việc nếu không muốn để lại ấn tượng xấu hay làm ảnh hưởng đến người làm cùng. Laodongnhatban.com.vn sẽ hướng dẫn các bạn phải ứng xử khi gặp phải những trường hợp trên trong bài viết dưới đây.

> 15 đợt nghỉ lễ của Nhật Bản mà du học sinh, thực tập sinh cần biết

1. Ghi nhớ những thông tin cần thiết của công ty

Bởi vì nếu bạn không đi làm được  hoặc không thể đi làm đúng giờ, việc quan trọng là phải thông báo với nơi làm việc trước giờ làm. Bạn có thể liên lạc với quản lý, hoặc người chịu trách nhiệm dạy việc cho bạn. Vì vậy hỏi và ghi lại thông tin liên lạc khi bạn bắt đầu đi làm là rất cần thiết.
ứng xử khi nghỉ hoặc đi muộn khi làm thêm tại Nhật Bản

Ghi nhớ thông tin cần thiết nơi làm việc ngay khi bắt đầu đi làm

Những thông tin cơ bản cần ghi chú:
- Tên nơi làm việc
- Số điện thoại nơi làm việc, hoặc số của quản lý.
- Địa chỉ nơi làm việc.
- Tên của Tencho hoặc người quản lý.

2. ​Trường hợp đi không đúng giờ

Nếu biết mình không thể đi đúng giờ, ngay lúc đấy hãy liên lạc với người quản lý và nói rõ lý do, nếu có thể nói thời gian đến muộn khoảng bao lâu để quản lý có thể sắp xếp công việc được tốt hơn. Ví dụ có thể đang ở trên tàu bị hỏng hóc, hay có tai nạn bị kẹt trên đường,… và bạn biết sẽ đến muộn, thì tốt nhất hãy liên lạc ngay, đừng để đến nơi mới nói.
ung xu khi di lam muon tai Nhat
Liên lạc với quản lý nơi làm việc càng sớm càng tốt khi biết bị muộn

Một số mẫu câu tiếng Nhật để dùng trong trường hợp này:

 

Ví dụ: 

アルバイトの ○○(tên của bạn)です。
○○さん(tên của quản lý hoặc tencho)は、いらっしゃいますか?

今(いま) ○○駅(えき)に いますが、電車(でんしゃ)が 止まっているので(とまっている)← nói lý do tại sao bạn lại đến trễ.
すみませんが、 ○○分くらい、遅れて(おくれて)しまいます。← thông báo sẽ trễ tầm bao lâu.

3. Trường hợp bạn xin nghỉ 1 ngày

Khi bạn muốn xin nghỉ làm một ngày, bạn nhất định phải liên lạc với nơi làm việc, để họ sắp xếp người vào thay, hoặc là chuyển đổi giờ làm của những nhân viên khác. Nếu bạn không nói gì mà nghỉ luôn thì vừa gây hình ảnh không chuyên nghiệp và còn gây khó khăn cho người khác nữa. Cũng như khi đi làm muộn, ngay tại thời điểm bạn biết bạn bận việc không thể đi làm được, bạn phải liên lạc với người quản lý ngay.

Trong trường hợp vướng lịch khác nên bạn không đi làm được, phải báo càng sớm càng tốt, ngay tại thời điểm bạn biết mình bận việc khác, chậm nhất cũng phải là 01 ngày trước ngày làm. Nếu có thể thì hãy bàn với các bạn cùng làm chung ca, nhờ người khác đi làm thay giúp mình có được không rồi hãy xin nghỉ làm là tốt nhất.

Còn nếu do sốt, cảm hay bệnh chỉ báo được trong ngày, không nên ban đầu định đi làm nhưng lại mệt quá nên gần sát giờ làm mới báo nghỉ, hãy báo sớm nhất có thể.
ung khi xin nghi vi om tai Nhat

Khi muốn nghỉ một ngày vì bị ốm hay bận đột xuất nên báo sớm trước ít nhất 01 ngày

 
Một số mẫu câu tiếng Nhật để dùng trong trường hợp này:

 

  Ví dụ: 

アルバイトの ○○(tên của bạn)です。

○○さん(tên của quản lý hoặc tencho)は、いらっしゃいますか?

風邪(かぜ)を ひいてしまいましたので ← nói lý do tại sao nghỉ

すみませんが、今日(きょう)は、アルバイトを お休み(おやすみ) させていただきます。

4. Tóm lại

Dù ở trong trường hợp nào các bạn cũng phải nhớ thông báo trước khi giờ làm của bạn bắt đầu nhé. Đừng nhờ bạn bè làm chung nói hộ, hãy tự thông báo để tạo ấn tượng tốt, chuyên nghiệp, lại còn có thể luyện tập nói chuyện điện thoại bằng tiếng Nhật, tránh các rắc rối khác có thể xảy ra.

Ngoài ra nếu đi làm một vài ngày đầu mà cảm thấy không hợp, muốn xin nghỉ hẳn thì nên nói chuyện thẳng thắn với quản lý, đừng cứ thế lẳng lặng nghỉ vì sẽ gây ảnh hưởng, ấn tượng rất xấu, không chỉ với bạn mà còn với các bạn vào làm sau nữa.

Xem thêm:

>>> Áp lực kiếm tiền, du học sinh Việt Nam làm gấp đôi số giờ quy định
>>> Du học sinh Việt Nam vừa bị bắt vì làm thêm quá giờ
>>> Du học sinh, thực tập sinh cần có biện pháp gì để tự bảo vệ mình khi ở Nhật


 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang