Bạn đang chuẩn bị đi lao động xuất khẩu Nhật bản. Nhưng bạn chưa biết cần chuẩn bị những vật dụng gì khi mang tới vùng đất mới. Hi vọng bài viết này cho người đọc những thông tin bổ ích nhất.
Trọng lượng được mang theo tới Nhật Bản
Đồ dùng sẽ được phân chia thành 2 loại:
- Hành lí kí gửi: Khoảng 20kg
- Hành lí xách tay: Không quá 7kg
Trong hành lý xách tay không được có hành hóa chứa chất lỏng, vật dụng kim loại sắc nhọn, bật lửa, chất gây cháy nổ Túi đựng hành lý xách tay tốt nhất là balô (kích cỡ đừng quá to).
( Những vật dụng: dao, kéo, chất lỏng cần đặt trong hành lí kí gửi vì lí do an ninh. Đặc biệt nhớ cân hành lí trước khi mang tới sân bay nếu không muốn bị bỏ lại hoặc đóng mức phí quá cao)
Những đồ dùng cần mang theo khi tới Nhật Bản
Một vài vật dụng cần mang khi đi Xuất khẩu lao động Nhật bản
1. Các loại giấy tờ cần thiết
Hộ chiếu, vé máy bay, CMND đây là những đồ lao động phải luôn giữ bên mình vì rất quan trọng.
Ảnh thẻ vì ảnh chụp tại Nhật Bản muốn lấy ngay khá đắt đỏ.
Các loại giấy tờ như: Học bạ cấp ba, chứng minh thư, Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh… Không cần và không nên mang theo, nhỡ thất lạc.
Những thứ trên nếu ở Nhật cần thì gia đình bạn có thể scan và gửi qua được, và Nhật cũng chỉ yêu cầu có bản sao là được. Tuy nhiên chắc chẳng bao giờ bạn dùng đến.
2. Quần áo, giày dép
Nhật Bản cũng có 4 mùa giống như ở Việt Nam nên lao động nên mang 1 ít quần áo mùa hè, mùa thu và đặc biệt là mùa đông (Nhật Bản lạnh hơn Việt Nam rất nhiều).
Nhưng chỉ nên mang một ít đồ rét như: áo khoác gió, quần bò, áo len, một vài đôi tất ấm... không nên mang nhiều quá.
Có thể mua quần áo tại Nhật Bản vì quần áo tại Nhật rất rẻ (khoảng 2000 yên) mà lại tốt hơn Việt Nam rất nhiều ấm hơn, nhẹ hơn, chống gió tốt hơn...
Mang vừa đủ quấn áo thun, đồ lót, quần áo mặc ở nhà…
Ở Nhật Bản phương tiện đi lại chủ yếu là tàu và xe bus nên thực tập sinh nên mang giày và một đôi dép đi ở nhà.
3. Những đồ dùng khác
- Túi xách đi học, ba lô.. Mang theo một cái là đủ dùng. Bút viết, thước kẻ, sách vở có thể mua được từ cửa hàng 100 yên rất rẻ nên không nên mang nhiều. Tuy nhiên, bạn có thể mang một chút từ Việt Nam. Ví dụ Một cây viết đen để điền giấy tờ.
- Bát đũa, các vật dụng nhỏ trong nhà, dâu gội đâu, dầu tắm... hạn chế không mang vì sang Nhật rất nhiều và có thể mua được ở của hàng 100 yên rất rẻ. Bạn chỉ nên mang một ít để dùng ngay trong 1,2 ngày đầu mới sang.
- Nhớ không được làm thất lạc các giấy tờ tùy thân như vé máy bay, passport... Về từ điển, chỉ nên mà các cuốn từ điển bỏ túi, hạn chế những cuốn giấy lớn, để không gian chứa những thứ khác có ích hơn.
- Từ điển Kanji (chữ Hán) thì Bảng chữ Hán thông dụng của Đỗ Thông Minh là đủ để sử dụng. - Các loại kim từ điển Anh- Nhật, Nhật-Anh các bạn có thể dễ dàng mua được ở đây.
- Ảnh 3 x 4 và 4 x 6 (mang nhiều theo) Sau khi qua Nhật sẽ phải đi làm thẻ ngoại kiều và người ta đòi ảnh. Chụp ảnh lấy ngay bên Nhật khoảng 700 yên, không hề rẻ nên bạn nên mang khá nhiều ảnh theo, đủ dùng trong vài năm (khoảng vài chục tấm nhé), gồm có: ảnh 3x4, ảnh 4x6. Bạn cũng nên lưu ảnh thẻ vào USB hay trên Internet để có gì in ảnh tại Nhật nếu cần.
4. Tiền: Nhớ đổi ra tiền Nhật
Nếu có thì lao động nên mang khoảng 100.000 Yên (tương đương 20 triệu VNĐ) sang Nhật để đề phòng bất trắc.
Nếu lao động không có tiền mang sang cũng không sao vì thực tập sinh sẽ được các nghiệp đoàn hoặc xí nghiệp tạm ứng một khoản tiền nhất định tháng đầu tiên.
Nên đổi sang tiền Yên Nhật trước khi sang vì khi sang Nhật sẽ rất khó đổi.
5. Thuốc, đồ sùng sức khỏe
Thức ăn chủ yếu của Nhật là hải sản nên người lao động nên mang theo thuốc dị ứng để tránh dị ứng với hải sản.
Ngoài ra cần mang theo thuốc sổ, thuốc đầy bụng, khó tiêu, thuốc cảm cúm (Nhật Bản khá lạnh), thuốc ho, thuốc đau đầu, hạ sốt, dầu gió v.v...
Lưu ý: Thuốc ở Nhật Bản khá đắt nên thực tập sinh cần chuẩn bị từ ở nhà, không nên mua bên Nhật.
6. Đồ ăn
Nên mang theo nhiều ruốc, đồ khô, mì tôm để ăn trong giai đoạn đầu vì chưa quen với thức ăn Nhật Bản. Ngoài ra còn vì đồ ăn bên Nhật khá đắt đỏ.
Không nên mang theo các loại gia vị có nước như mắm, tương... vì vấn đề thủ tục nhập cảnh khó khăn (có thể phải bỏ lại cả hành lý).
7. Chuẩn bị kiến thức và tinh thần
- Kiến thức : Muốn sống và làm việc ở Nhật các bạn phải nói và dùng tiếng Nhật, hiểu biết đôi chút về văn hóa, cuộc sống Nhật Bản.
Nên tự học 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana trước ở nhà để tránh bị lạc lõng trong thời gian cơ bản ban đầu.
Các bạn không cần và không nên mang theo giáo trình tiếng Nhật qua đây, vì vừa nặng hành lý mà có thể kiến thức không cập nhật.
- Tình thần: Khi sang đây. nhiều bạn sẽ bắt đầu cuộc sống tự lập, vì thế hãy giành thời gian này để ở bên gia đình, bạn bè và người thân nhé.
Lịch làm việc của Nhật và Việt Nam cũng khác nhau nên có lẽ sẽ có những năm không thể về ăn tết với gia đình được. Do vậy khi còn có thể hãy tận hưởng cho thỏa nỗi nhớ quê nhà.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.