Các bạn tại Nhật Bản nhiều khi rất mong muốn gửi những bưu phẩm, bưu kiện về gia đình làm quà. Đôi khi, các bạn còn được nhờ mua hộ đồ, chuyển hàng từ Nhật Bản. Nhưng vì công việc, học tập mà không thể được trao gửi tận tay tới người ở nhà. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chuyển hàng hóa từ Nhật Bản về Việt Nam qua dịch vụ EMS.
EMS (expressmail service) là loại dịch vụ nhận, gửi, vận chuyển và phát bưu gửi, bưu phẩm hàng hóa, thu từ, tài liệu (theo tiêu chí thời gian được Công ty bưu chính viễn thông công bố.
Phạm vi cung cấp dịch vụ của EMS có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ thế giới. Đây là một dịch vụ rất uy tín, được sử dụng nên các bạn du học sinh, thực tập sinh có thể an tâm khi sử dụng EMS.
Dưới đây là một số những điều bạn cần biết khi sử dụng dịch vụ chuyển hàng từ Nhật về Việt Nam
1. Khối lượng, kích thước bưu phẩm muốn gửi
Khối lượng:
- Khối lượng bưu gửi: Từ 20-70 kg theo quy định của Bưu chính các nước.
Kích thước:
-Kích thước thông thường: đối với Bưu gửi EMS là bất kỳ chiều nào của Bưu gửi không vượt quá 1,5m và tổng chiều dài cộng với chu vi lớn nhất (không đo theo chiều dài đã đo) không vượt quá 3m.
-Hàng cồng kềnh: Bưu gửi có kích thước lớn hơn so với kích thước thông thường được gọi là bưu gửi cồng kềnh và có quy định riêng phụ thuộc vào từng nơi nhận, nơi phát và điều kiện phương tiện vận chuyển.
-Hàng nhẹ: Là hàng gửi có khối lượng dưới 167 kg/m3 (tương đương với trên 6000 cm3/kg), khối lượng tính cước không căn cứ vào khối lượng thực mà căn cứ vào khối lượng quy đổi từ thể tích kiện hàng theo công thức sau:
Khối lượng quy đổi (kg) =
|
Chiều dài x chiều rộng x chiều cao (cm)
________________________________
6000
|
2. Phí gửi bưu phẩm
- Phí gửi thường được tính theo số kg thùng hàng của bạn.
Bảng chi tiết cước phí của chuyển hàng quốc tế EMS.
Chi tiết bảng phí bạn có thể xem tại: http://www.post.japanpost.jp/int/charge/list/ems_all_en.html
Ví dụ: Thùng hàng của bạn nặng 1,2 kg, thì thùng hàng sẽ được vận chuyển qua đường hàng không với mức phí 2.400 Yên.
Với những mặt hàng nhỏ, gọn thì sử dụng dịch vụ EMS với mức phí tiết kiệm nhất.
- Bên phía Việt Nam sẽ phải đóng thuế nhập khẩu (tuỳ theo loại hàng hoá, một số loại hàng không mất thuế, một số loại có thuế 10%~20% giá trị sản phẩm) và thuế VAT để lấy đồ. Tra cứu biểu thuế nhập khẩu tại: https://www.customs.gov.vn/default.aspx
Khi sử dụng dịch vụ EMS của bưu điện Nhật Bản bạn có thể truy cập website https://www.post.japanpost.jp/cgi-charge/ để tra cứu số tiền cũng như thời gian hàng hóa sẽ được chuyển về Việt Nam.
- Truy cập website trên bạn lần lượt điền các thông tin bên dưới:
1. Loại bưu phẩm
2. Khối lượng bưu phẩm
3. Nơi bưu phẩm đi (thường là nơi ở hiện tại của người gửi)
4. Nơi bưu phẩm đến (Việt Nam)
- Sau đó bấm 「次へ」
Theo như kết quả tra cứu tại website trên thì EMS mất khoảng 7 -15 ngày để chuyển hàng về. Tuy nhiên, các bạn cũng nên lưu ý rằng thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Khoản phí chính xác bạn phải trả sẽ được thông báo khi bạn làm thủ tục gửi hàng, còn thời gian chuyển hàng cũng sẽ có sự thay đổi tùy vào tình hình thời tiết cũng như các điều kiện khác.
3. Các bước để để chuyển hàng, gửi đồ về tận nơi
Bước 1: Sắp sẵn đồ chuyển hàng vào thùng rồi mang đến quầy chuyển hàng của bưu điện, thông báo với nhân viên của họ muốn chuyển hàng quốc tế EMS.
Bước 2: Điền toàn bộ giấy tờ liên qua đến thủ tục khai thuế và danh mục đồ chuyển về cùng địa chỉ, nhân viên bưu điện sẽ kiểm tra và cân để tính phí chuyển đồ.
Bạn phải điền hai loại giấy tờ bao gồm tờ giấy ghi địa chỉ và danh mục hàng cùng một tờ khai thuế.
Ở phần địa chỉ bạn ghi địa chỉ của mình ở phần From và thông tin ngừoi nhận ở phần To. (Nếu không có Fax và Postal Code thì không cần ghi).
Cột 1: Detailed description (mô tả chi tiết): Bạn ghi rõ tên loại hàng (có thể hỏi nhân viên bưu điện để viết cho chính xác)
Cột 2: Là mã HS dành cho hàng gửi với mục đích thương mại. (Nếu gửi dưới dạng quà cho người thân thì không cần điền)
Cột 3: Là thông tin chi tiết hơn bao gồm theo thứ tự: số lượng hàng, khối lượng và giá trị. (Bạn chi cần ghi khối lượng và giá trị)
- Mục 22, 23 bạn đánh dấu nếu món hàng của bạn chứa một số loại đồ trong các loại: quà tặng (gift), mẫu dùng thử (sample), đồ buôn bán (merchandise), đồ cá nhân (personal effects), tài liệu (document), các loại khác,…
- Ô 16 bạn ghi số loại danh mục và số lượng đồ gửi.
- Bạn ký tên ở ô 39.
- Tờ khai thuế bạn ghi giống hệt những gì đã ghi ở ô 21 và phần địa chỉ.
Bước 3: Nhân viên bưu điện kiểm tra cân để tính phí chuyển đồ.
Sau khoảng 1 tuần , người ở Việt Nam sẽ được thông báo nhận đồ và hoá đơn thanh toán tiền thuế.
>> Quần áo mùa đông của Nhật rất được ưa chuộng và được chuyển về Việt Nam rất nhiều. Nếu muốn mua quần áo mùa đông giá rẻ hay đến ngay 4 địa điểm này.
4. Theo dõi hàng
- Khi nhận hoá đơn bạn sẽ có một mã tracking 13 chữ số ghi trên đó.
- Bạn có thể theo dõi tình hình chuyển đồ tại Nhật bằng cách nhập mã đó vào trang dưới đây rồi bấm “Tracking Start”
https://trackings.post.japanpost.jp/services/srv/search/input?locale=en
- Và nhập vào trang http://www.vnpost.vn/vi-vn/ để xem tình hình chuyển đồ ở Việt Nam
5. Ưu và nhược điểm khi sử dụng dịch vụ chuyển hàng EMS
Ưu điểm:
- Thủ tục nhanh, gọn, đơn giản.
- Phí chuyển đồ rẻ.
Nhược điểm:
Hàng hóa có thể thất lạc: Thất lạc có thể xảy ra ở khâu hải quan và ngoài ra sau khi về đến Việt Nam, bưu phẩm của bạn sẽ do phía bưu điện Việt Nam phụ trách nên mọi chuyện sẽ rất khó biết được.
Lời khuyên:
Bạn chỉ nên gửi tài liệu hoặc hàng hóa có giá trị thấp, số lượng ít. Nếu bạn gửi hàng hóa số lượng nhiều, đóng kiện to (kể cả khi đó là hàng bình thường, giá trị thấp) thì khả năng bị kẹt lại ở hải quan là cực kỳ cao.
Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn dễ dàng và an toàn hơn khi sử dụng dịch vụ này! TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.