Nhật Bản nổi tiếng là một đất nước với các khuôn phép. Chính vì vậy việc trang bị thêm cho mình những kiến thức căn bản về văn hóa Nhật Bản luôn là những yêu cầu không thể thiếu đối với những bạn đang có dự định du học hoặc Xuất khẩu lao động tại Nhật.
Cúi chào
Văn hóa chào hỏi của người Nhật Bản
Tại Nhật Bản hành động cúi chào thể hiện sự cảm kích và tôn trọng người đối diện. Những câu thường nói khi cúi chào như: ohayo gozaimasu – Chào buổi sáng và konnichiwa – chào buổi chiều hay thể hiện sự cảm kích và có lỗi.
Cúi chào ở Nhật bản cũng được chia thành 3 loại:
- Cúi chào thông thường: Tư thế cúi chào 1 góc 15 độ. Hành động này dùng trong chào hỏi thông thường hoặc bắt gặp những người có thứ bậc cao hơn.
- Cúi chào trong kinh doanh (keirei) Tư thế cúi chào là phần trên thấp hơn phần dưới khoảng 30 độ. Cách thức cúi chào này thường áp dụng khi gặp khách hàng hay rời phòng họp.
- Cúi chào thể hiện sự biết ơn và có lỗi sâu sắc (saikeirei) đây là tư thế cúi chào lịch sự nhất, phần thân trên gập xuống khoảng 45 độ.
Vỗ tay (gassho)
Vỗ tay hay còn gọi là gassho là hành động vỗ hai bàn tay vào nhau trước ngực. Vỗ tay trong văn hóa người Nhật Bản thường sử dụng trước và sau khi ăn để thể hiện thái độ đặc biết ơn đối với thức ăn và người làm ra thức ăn.
Trước bữa ăn, người Nhật thường bắt đầu bằng các động tác: ‘gassho’ và nói “itadakimasu”
Tạm biệt
Người Nhật rất coi trọng phong tục tập quán từ cách chào tạm biệt cũng khá khác biệt
Người Nhật thường nói “sayonara” để chào tạm biệt, nhưng từ “bye-bye” cũng được sử dụng hàng ngày. Cách thức chào này mang sắc thái gần gũi, thường dùng giữa bạn bè và trẻ em.
Đối với người Nhật, cách chào tạm biệt hơi khác phương Tây một chút, tay thường hướng lòng bàn tay ra ngoài, vẫy từ trái qua phải. Tuy nhiên, người Nhật vẫn thường hay sử dụng các động tác cúi chào “ eshaku” khi chào tạm biệt.
Dùng điện thoại di động
Để điện thoại im lặng ở những nơi công cộng
Đối với một đất nước khá nguyên tắc như Nhật Bản thì văn hóa sử dụng điện thoại cũng là một vấn đề cần chú ý. Đặc biệt tại những nơi công cộng, đông người càng cần phải tế nhị hơn.
Một số chú ý khi sử dụng điện thoại ở Nhật Bản:
- Để chế độ “ im lặng” ở những nơi công cộng, cần sự yên tĩnh như nhà hàng, bệnh viện, tránh làm phiền mọi người xung quanh.
- Nếu bạn đang đi tàu siêu tốc, tàu hỏa thì hạn chế nói chuyện. Nếu thực sự có chuyện gấp cần phải nghe thì tốt nhất là xuống bến gần nhất và nói chuyện ở khu chờ.
- Tắt điện thoại ở những nơi như nhà hát, rạp chiếu phim..
- Một điều bị cấm và có thể bị phạt theo pháp luật nếu nói chuyện điện thoại khi lái xe.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.