Để đảm bào cho sự an toàn cho người lao động và đảm bảo quy định phòng chống dịch Covid 19, gần đây hầu hết các công ty XKLĐ đã chủ động phỏng vẫn người lao động qua các chương trình hỗ trợ như Skype, Zoom, Google Hangouts, Viber, Zalo,... Dưới đây là bài viết về Bí quyết để buổi phỏng vấn online đi Nhật thành công, bạn đọc hãy chú ý để có được buổi phỏng vấn thành công nhất nhé!
I. Chuẩn bị trước buổi phỏng vấn
1. Nắm bắt thông tin về buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng
- Các thông tin, yêu cầu về kỹ thuật liên quan đến buổi phỏng vấn.
- Chú ý đến thời gian phỏng vấn để phía xí nghiệp không phải chờ đợi và bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt về sự đúng giờ và phong thái sẵn sàng.
- Chuẩn bị sẵn câu trả lời cho những câu hỏi từ phía xí nghiệp.
>>> 10 câu trả lời hay nhất khi phỏng vấn đi Nhật Bản
2. Chuẩn bị công cụ cho buổi phỏng vấn
Vì các cuộc phỏng vấn qua online là dựa vào công nghệ nên bạn phải thực hiện một vài bước kiểm tra trước khi phỏng vấn để tránh các vấn đề kỹ thuật có thể gây ra ấn tượng tiêu cực cho mình.
Kiểm tra ứng dụng, Internet
Đảm bảo rằng công cụ bạn sử dụng (Skype, Zoom, Google Hangouts, Viber, Zalo…) đã được thiết lập và đăng nhập. Và hãy kiểm tra kết nối internet của bạn trước khi bắt đầu một cuộc phỏng vấn online. Tiến hành chạy thử ứng dụng này và có phương án dự phòng trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ xảy ra, đồng thời hãy ưu tiên chọn các công nghệ có tính năng sao lưu, backup dữ liệu.
Thiết lập máy ảnh
Hãy thiết lập máy ảnh sao cho mép dưới của khung nằm ở phần trên của ngực bạn, gần thẳng hàng với nút thứ ba của áo sơ mi. Đặt phần trên cùng của khung hình cao hơn đầu bạn một khoảng bằng bàn tay. Khi đó ảnh của sẽ nằm ngang tầm mắt (không quá lệch về phía trên hoặc phía dưới). Một máy ảnh được đặt không tốt có thể dẫn đến cằm đôi không đẹp hoặc bóng kỳ lạ.
Kiểm tra micrô của bạn
Trong quá trình phỏng vấn, giọng nói của bạn phải rõ ràng mà không có bất kỳ tiếng vọng, tiếng vo ve hoặc ù. Nếu có thể, bạn hãy đầu tư một chiếc tai nghe. Chúng không chỉ làm giảm tiếng ồn xung quanh mà còn giúp cả bạn và ứng viên lắng nghe nhau một cách rõ ràng.
3. Không gian phỏng vấn
Hãy thiết lập một không gian chuyên nghiệp để không làm phân tán cuộc phỏng vấn
Kiểm tra ánh sáng
Hình ảnh của bạn phải hiển thị rõ ràng mà không quá sáng. Hãy để tông màu da của bạn xuất hiện tự nhiên nhất có thể bằng cách điều chỉnh cài đặt máy ảnh, góc của đèn trong phòng và sắc thái của cửa sổ.
Khu vực phỏng vấn
Bạn hãy chọn một nơi có phông nền trung tính mà không có bất cứ thứ gì gây mất tập trung cho bạn và ứng viên. Dọn dẹp bàn làm việc và đồ trưng bày để giữ cho khu vực phỏng vấn được gọn gàng, thẩm mỹ.
Khi đến thời điểm phỏng vấn, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không bị quấy rầy. Nếu có thể, hãy đặt thông báo trên điện thoại và màn hình của bạn ở chế độ im lặng để tránh bị email hoặc cuộc gọi làm phiền trong quá trình phỏng vấn. Micro sẽ thu bất kỳ tiếng ồn nào trong phòng, vì vậy đừng gõ vào bút hoặc xáo trộn giấy tờ
4. Trang phục
Mặc quần áo chỉnh tề như các buổi phỏng vấn truyền thống. Một vẻ ngoài chuyên nghiệp sẽ tạo ấn tượng tốt cho bạn với phía xí nghiệp. Hãy nhớ đừng giới hạn trang phục chỉnh tề ở nửa người có thể nhìn thấy được, phòng trường hợp bạn phải đứng dậy làm việc gì đó.
Bạn hãy chọn loại áo sơ mi phù hợp và tương phản tốt với màu da của bạn.
III. Những lưu ý trong buổi phỏng vấn
1. Nhìn vào camera, không phải nhìn vào màn hình.
Khi mới bắt đầu phỏng vấn qua mạng, một số người có thể sẽ tập trung nhìn vào màn hình, chứ không phải camera. Hành động này tạo cảm giác bạn đang nhìn sang chỗ khác và không tập trung vào cuộc phỏng vấn.
2. Tập trung vào người phỏng vấn
Đôi lúc trong khi phỏng vấn online, bạn sẽ dễ bị xao nhãng bởi tin nhắn điện thoại mới đến hoặc hình ảnh một đám trẻ con túm tụm ồn ào ngoài cửa sổ. Bạn hãy học cách làm lơ tất cả những thứ đó. Bất kể có chuyện gì diễn ra xung quanh, công việc của bạn vẫn phải là ưu tiên hàng đầu.
3. Thể hiện phong thái chuyên nghiệp
Một số người không xem trọng phỏng vấn online như phỏng vấn trực tiếp. Đấy là một sai lầm đáng kể. Việc bạn thể hiện phong thái chuyên nghiệp khiến người phỏng vấn cũng cảm thấy được tôn trọng.
4. Thể hiện thái độ tích cực
Phản ứng của bạn khi ngồi trước màn hình sẽ được nhận biết ở một mức độ khác với khi phỏng vấn trực tiếp. Đề bù đắp sự thiếu hụt cảm xúc như khi tương tác trực tiếp bạn phải tỏ ra nhiệt tình, hăng hái hơn và súc tích hơn trong những câu trả lời. Thêm nữa, bạn nên ngắn gọn và nên nhớ tốc độ trong phỏng vấn là rất quan trọng
5. Bình tĩnh trước trục trặc kỹ thuật
Dù đã kiểm tra webcam và tín hiệu âm thanh, trục trặc kỹ thuật vẫn có thể xảy ra giữa quá trình phỏng vấn. Nếu “trục trặc kỹ thuật” tương đương với việc mất điện, bạn nên chủ động xin lỗi vì sự cố và hẹn đặt lại lịch phỏng vấn. Nếu trục trặc kỹ thuật liên quan đến máy móc và bạn không phải dân kỹ thuật, tốt nhất bạn nên hẹn đặt lịch lại sau khi đã đem máy tính đi sửa. Trên đời này chuyên gì cũng có thể xảy ra, quan trọng là bạn đối phó với chúng như thế nào mà thôi.
>>>Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn qua skype trong mùa dịch khi tham gia XKLĐ Nhật Bản
III. TOP những đơn hàng đi Nhật thi tuyển qua hình thức online
Bạn muốn tìm hiểu thêm về các đơn hàng đi Nhật và tham gia đơn hàng xuất khẩu lao động nào lương cao nhất. Hãy nhập số điện thoại tại đây để được cán bộ tư vấn và tư vấn thêm nhé:
Trên đây là những Bí quyết để buổi phỏng vấn online đi Nhật thành công mà bạn cần biết. Hãy chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn nhé! Hiện tại đây là thời điểm thích hợp để bạn đăng ký tham gia chương trình xuất khẩu lao động vì tình hình dịch bệnh tại Nhật Bản đã được kiểm soát và khả năng mở cửa đón người lao động là rất lớn trong vài tháng tới. Bạn có thể tham khảo những đơn hàng phỏng vẫn online của Laodongnhatban.com.vn nhé!
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.