Những bệnh viện đủ tiêu chuẩn khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
25/01/2018
Khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) Nhật Bản là một trong những yêu cầu bắt buộc mà tất cả các ứng viên phải thực hiện để tham gia quá trình xét tuyển hồ sơ đi XKLĐ tại Nhật Bản. Việc thực hiện khám sức khỏe nhằm mục đích đánh giá mức độ phù hợp sức khỏe người lao động với công việc mà các doanh nghiệp Nhật Bản tuyển dụng.Nhưng không phải bệnh viện nào cũng được phép tham gia khám cho người lao động, dưới đây Laodongnhatban.com.vn tổng hợp những bệnh viên đủ điều kiện khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
1. Những bệnh viện khám sức khỏe đi XKLĐ ở khu vực miền Bắc
1- Bệnh viện đa khoa Tràng An Hà Nội - Sở Y tế Hà Nội
Địa chỉ: 59 Ngõ Thông Phong, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội. Đây là bệnh viện thực hiện khám sức khỏe cho thực tập sinh , với thủ tục nhanh chóng, có kết quả chính xác. ==> Hướng dẫn chỉ đường:Bản đồ đường đến bệnh viện Tràng An
Chú ý: Để đảm bảo quyền lợi và hạn chế các vấn đề phát sinh về sức khỏe sau này, tất cả người lao động khi đăng ký tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản đều phải khám sức khỏe tại Bệnh Viện Đa khoa Tràng An do công ty chỉ định.
2- Bệnh viện E Hà Nội - Bộ Y tế - Bệnh viện công lập. Bệnh viện E là bệnh viện Đa khoa Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, thành lập từ 10/1967. Bệnh viện có hai cơ sở khám chữa bệnh: cơ sở chính tại Nghĩa tân, Cầu giấy và một phòng khám tại 13 Phan Huy Chú.Bệnh viện đã và đang khám chữa bệnh cho cán bộ, nhân dân khu vực cũng như toàn quốc. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm với 142 bác sĩ, 241 điều dưỡng và hơn 100 nhân viên y tế khác. ==> Hướng dẫn chỉ đường:Bản đồ đường đến bệnh viện E Hà Nội
3- Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội - Bộ Y tế - Bệnh viện công lập. Bệnh viện Hữu Nghị (tiền thân là Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô) được thành lập vào năm 1958. Sau 56 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm đầu tư của Bộ Y tế, Bệnh viện Hữu Nghị đã trưởng thành về mọi mặt.
4- Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội - Bộ Y tế - Bệnh viện công lập. Bệnh viện Bạch Mai nằm ở 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn nhất của Việt Nam. Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên trong nước được nhận danh hiệu đặc biệt. Hiện tại bệnh viện Bạch Mai có 1.400 giường bệnh, tất cả trưởng khoa, giám đốc các trung tâm đều có trình độ sau đại học.
5- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Hà Nội - Sở Y tế Hà Nội - Bệnh viện tư nhân. Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Ngọc chính thức khai trương Phòng Khám Đa Khoa BV Hồng Ngoc – Keangnam tại tầng B1 tòa nhà Keangnam Landmark 72, một khu phức hợp khách sạn-văn phòng-căn hộ-trung tâm thương mại cao nhất Việt Nam.
Với vị trí thuận tiện ngay trung tâm khu vực Mỹ Đình, Hà Nội, phòng khám Đa khoa BV Hồng Ngọc cung cấp các dịch vụ y tế khám chữa bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với trên 15 phòng khám, với hệ thống khám bệnh đa khoa: Nội, Sản, Nhi, Tai-Mũi-Họng, Răng-Hàm-Mặt, Mắt và Tim mạch, Phòng khám Đa khoa BV Hồng Ngọc có khả năng đón trên 300 lượt bệnh nhân. ==> Hướng dẫn chỉ đường: Bản đồ đường đến bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc Hà Nội
6. Bệnh viện Giao thông vận tải 1 Hà Nội - Bộ GTVT - Bệnh viện công lập. Bệnh viện GTVT Trung ương có 23 khoa, phòng trong đó có 18 khoa với 400 giường bệnh và 5 phòng chức năng. Bệnh viện là địa chỉ tin cậy cho lao động khám và chuẩn đoán sức khỏe đi xuất khẩu lao động. Địa chỉ: Ngõ 84 - Chùa Láng, Láng Thượng, Hà Nội, Láng Thượng ==> Hướng dẫn chỉ đường:Bản đồ đường đến bệnh viện giao thông vận tải 1 Hà Nội
7- Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang - TP. Bắc Giang Sở Y tế Bắc Giang - Bệnh viện công lập.
Là bệnh viện tuyến tỉnh hạng I, với thiết bị hiện đại và đội ngũ Y bác sỹ chuyên nghiệp chăm sóc bệnh nhân tận tình, chu đáo. Bệnh viện là cơ sở uy tín khám chữa bệnh cho nhân dẫn trong tirng và trong khu vực
Địa chỉ: Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ, Tp. Bắc Giang, Bắc Giang
8- Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh - TP. Bắc Ninh Sở Y tế Bắc Ninh - Bệnh viện công lập. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh là Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh hạng I, hoạt động với 800 giường kế hoạch, là bệnh viện đầu ngành trong chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận. Với đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản, trình độ chuyên môn vững vàng, hệ thống trang thiết bị khá hiện đại, đồng bộ đủ khả năng đáp ứng nhiệm vụ công tác được giao và hỗ trợ cho các đơn vị tuyến dưới.
9- Bệnh viện Bắc Thăng Long Hà Nội - Sở Y tế Hà Nội - Bệnh viện công lập Năm chuyển giao thiên niên kỷ cũng là bước ngoặt lịch sử của bệnh viện Bắc Thăng Long. Với trên 30 năm phục vụ trong ngành Công Nghiệp, ngày 12/5/2000 Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định số 47/QĐUB tiếp nhận và bàn giao Bệnh viện từ Tổng Công ty than Việt Nam về Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội và giao cho Sở Y tế Hà Nội quản lý. Ngày 03/7/2000 Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 67/QĐ-UB về việc thành lập "Bệnh viện Bắc Thăng Long". Từ đây Bệnh viện đã trực thuộc Sở Y tế Hà Nội và hoạt động theo hệ thống Y tế Thủ đô.
10. Bệnh viện 198, Bộ Công an Hà Nội - Bộ Công an - Bệnh viện công lập. Bệnh viện 19-8 trực thuộc Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ chiến sĩ, công nhân viên công an, đối tượng bảo hiểm và nhân dân, tham gia y tế cộng đồng, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, làm nhiệm vụ quốc tế và các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật giao phó.
11. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương – TP Hải Dương Sở Y tế Hải Dương - Bệnh viện công lập Với đội ngũ giáo sư, bác sĩ, y tá được đào tạo chuyên môn cao, trong đó có 12 bác sĩ chuyên khoa II, 49 bác sĩ chuyên khoa I, 2 tiến sĩ, 39 thạc sĩ, 86 bác sĩ, dược sĩ 7 người… nhiều năm qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương luôn là địa chỉ được bệnh nhân ở khắp tỉnh tìm đến.
12- Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên - TP Thái Nguyên Bộ Y tế - Bệnh viện công lập Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế, được thành lập từ năm 1951, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc miền núi vùng Đông bắc Việt Nam. Bệnh viện đóng trên địa bàn trung tâm của tỉnh Thái Nguyên tại số 479 - Đường Lương Ngọc Quyến - TP. Thái Nguyên có trách nhiệm phục vụ trực tiếp cho hơn 1,2 triệu dân của tỉnh.
4. Hướng dẫn khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Video hướng dẫn người lao động khám sức khỏe đi XKLĐ
Chuẩn bị trước khi đi khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Sáng đi khám nhịn ăn, không uống café… (tránh ảnh hưởng kết quả thử máu, mạch và huyết áp -> khám lại tốn kém).
Sau 9h tối hôm trước đi khám cho đến khi kết thúc khám sức khỏe không được ăn, không được uống gì ngoài nước lọc và phải uống nhiều nước.
Có mặt tại bệnh viện lúc 8h00’ sáng Các bước khám sức khỏe tại Bệnh viện
Xét nghiệm (máu + nước tiểu).
Khám Mắt: Phòng 8.
Khám Tai mũi họng: phòng 9.
Khám răng hàm mặt: phòng 10.
Đo chiều cao + cân nặng + mạch + huyết áp: trước phòng 6.
Khám nội: phòng 17.
Khám da liễu: phòng 14.
Siêu âm, đo điện tim, chụp XQ.
Đo thính lực: lầu 1 khoa Liên chuyên khoa (nếu có).
Sau khi khám xong
Trả hồ sơ và chờ kiểm tra xong, nhận lại CMND, ra về (kết quả khám sẽ được nhân viên Bệnh viện tổng hợp và báo cáo về công ty).
5. Một số lưu ý trong quá trình khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động
Các ứng viên tham gia khám sức khỏe cần lưu ý chọn đúng bệnh viện đủ tiêu chuẩn khám bệnh
đi XKLĐ theo quy định của Bộ Y Tế
- Chỉ những bệnh viện đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định đã được chúng tôi liệt kê phía trên mới được phép tổ chức khám và chứng nhận sức khoẻ cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
- Bệnh viện khám sức khoẻ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết luận sức khoẻ của người lao động.
Nếu trường hợp người lao động bị trả về nước do kết luận khám và chứng nhận sức khoẻ của bệnh viện khong đúng thì bệnh viện đó phải bồi hoàn cho người lao động mọi khoản kinh phí bằng 01 lượt vé máy bay (hạng phổ thông) từ nước mà người lao động bị trả về Việt Nam.
Trường hợp người lao động bị mắc các bệnh cấp tính, các bệnh có thời gian cửa sổ hoặc lao động nữ có thai sau thời gian bệnh viện khám và chứng nhận sức khoẻ, thì người lao động phải tự chịu trách nhiệm.
- Căn cứ hợp đồng khám sức khoẻ với doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoặc yêu cầu của người lao động, bệnh viện khám sức khoẻ tổ chức khám, chứng nhận sức khoẻ và thu phí đúng quy định và không để ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn khác của bệnh viện.
6. Chi phí khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Phí khám sức khỏe sẽ là 690 nghìn VNĐ với khám thường và 740 ngìn VNĐ với khám nhanh
Thời gian khám sức khỏe thông thường trong khoảng 2 - 3h (trong giờ cao điểm có thể mất nhiều thời gian hơn). Người lao động sẽ được các cán bộ tuyển dụng trực tiếp đưa đi hướng dẫn tại các Bệnh viện chỉ định Tràng An.
Phí khám sức khỏe sẽ là 690 nghìn VNĐ với khám thường và 740 ngìn VNĐ với khám nhanh. Bạn có thể tham khảo chi tiết về chi phí khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản>> Tại đây<<
7. Lời khuyên dành cho bạn khi đi khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản
Đối với các bạn có mong muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội thì trước tiên các bạn phải đi khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y Tế. Để giúp người lao động nhanh chóng và dễ dàng vượt qua kỳ khám sức khỏe, chúng tôi xin chia sẻ vài lời khuyên chân thành dành cho các bạn:
+ Các bạn tránh đi khám vào sáng thứ 2. Theo thống kê, hiện nay tình trạng quá tải của các bệnh viện lớn liên tục tăng. Đặc biệt vào thứ 2 hàng tuần, số lượng người đến khám bệnh và ngồi đợi ở cổng đông nghẹt rồi lại đi về vì không đến lượt.
+ Nếu mắt các bạn bị tật nhẹ có thể khắc phục được, thì tối hôm trước các bạn nên ngủ sớm. Bởi những người bị mắc các bệnh về mắt sẽ không đủ điều kiện đi XKLĐ Nhật Bản, còn những người có tật nhẹ như cận dưới 1. vẫn có thể đi XKLĐ bình thường.
+ Nên tìm đường trước khi đi để tránh tình trạng lạc đường rất mất thời gian của các bạn. Chúng tôi xin chia sẻ với các bạn chưa biết đường một công cụ tìm đường trên điện thoại đó là Google maps. Các bạn hãy vào mạng và nhập Google maps, sau khi đã vào ứng dụng này các bạn chỉ cần nhập địa chỉ hiện tại của mình và địa chỉ bệnh viện muốn tới. Hệ thống bản đồ sẽ chỉ đường tới bệnh viện ngắn nhất cho các bạn.
Bệnh viện Tràng An quá tải vào các buổi sáng thứ 2 hàng tuần
+ Không cần mang quá nhiều tiền theo người, tránh tình trạng mất đồ đạc, tài sản khi khám sức khỏe. Vì người lao động phải cởi bỏ đồ ở ngoài, không có ai quản lý tài sản giúp bạn.
+ Đối với các trường hợp đang điều trị thuốc kháng sinh, các bạn nên chú ý dừng thuốc kháng sinh ít nhất 1 tuần trước khi đi khám sức khỏe. Bởi sau ít nhất 1 tuần sau dùng thuốc kháng sinh, các chỉ số của bạn mới trở về trạng thái bình thường, kết quả đo khám sẽ đảm bảo chính xác được.
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.