Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Là dân Nhật ngữ bạn đã biết gì về dấu câu trong tiếng Nhật?

06/12/2018
Nếu như bạn là một trong những tín đồ yêu thích tiếng Nhật thì chắc chắn bạn cũng đã biết, người Nhật không dùng dấu chấm như người Việt mà sử dụng một hình tròn lớn ở cuối câu để thay thế. Trông có vẻ rất đáng yêu đúng không? Cách sử dụng dấu câu trong tiếng Nhật có rất nhiều điểm khác với tiếng Việt. Chính vì thế trước khi học tiếng Nhật bạn hãy nên tìm hiểu về các loại dấu câu.

 Tại sao phải học về dấu câu?

Bạn cần phải biết được sự khác biệt để đọc hiểu các văn bản tiếng Nhật cũng như sử dụng tiếng Nhật để viết. Cùng kiểm tra xem bạn biết được bao nhiêu dấu câu tiếng Nhật và cách sử dụng của chúng nào.

1. Dấu ngoặc thấu kính (【 】)

Ký hiệu này trong tiếng Nhật là 墨付き括弧 — sumitsuki kakko.
Dấu này chỉ có người Nhật sử dụng, không có trong tiếng Việt và cả tiếng Anh. Cũng giống như dấu ngoặc tròn, dấu ngoặc nhọn, sumitsuki kakko có tác dụng phân cách một đoạn văn bản đặc biệt với phần còn lại của câu. Bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy dấu này trên Internet.
Chúng không có ý nghĩa gì đặc biệt ngoài bổ sung thông tin và làm nổi bật phần thông tin bổ sung đó. Ví dụ Nếu tìm kiếm trên Youtube tên một Clip âm nhạc, bạn sẽ thấy dạng tiêu đề như sau:
【音楽家の名前】曲名
【Tên nhạc sĩ】Tên bản nhạc


2. Dấu ngoặc vuông 「 」

鉤括弧 (かぎ かっこ) — kagi kakko là cách người Nhật gọi dấu ngoặc vuông

Trong văn viết, người Nhật dùng dấu này để trích dẫn hội thoại, hoặc lời nói từ người nào đó. Trong tiếng Việt tương đương với công dụng của dấu ngoặc kép.
Ví dụ 京子は「外に食べに行こう」と言いました。 Kyoko wa “Soto ni tabe ni ikou” to iimashita Kyoko đã nói “ra ngoài ăn nhé”.

3. Dấu ngoặc vuông kép 『 』

二重鉤括弧— niju kagi kakko, dấu này dùng để dẫn một trích dẫn trong một trích dẫn khác

 


Ví dụ あゆみは「京子は『外に食べに行こう』と言いました。」と言いました。 Ayumi wa “Kyoko wa “soto ni tabe ni ikou” to iimashita” to iimashita Ayumi đã nói là “Kyoko đã nói ra ngoài đi ăn” Trong tiếng Việt không có dấu câu thể hiện phần trích dẫn trong trích dẫn như tiếng Nhật nên có lẽ sẽ gây bối rối một chút đấy.

4. Dấu phẩy 、 読点 (とうてん) — toten

Là dấu câu rất phổ biến trong hầu hết mọi ngôn ngữ, dùng để phân chia câu thành các ý có chức vụ ngang nhau.


Tuy nhiên dấu phẩy trong tiếng Nhật “、” có hình dạng khác với dấu phẩy trong tiếng Việt “,” nhé !

Ví dụ 一、二、三、四、五。 (ichi, ni, san, yon, go) Một, hai, ba, bốn, năm

 5. Dấu 3 chấm …

三点リーダー — santen rīdā (dấu 3 chấm) có công dụng như dấu 3 chấm trong tiếng Việt, ngoài ý “còn tiếp” nó còn diễn tả vào sự im lặng, khoảnh khắc ngượng ngùng hoặc “cạn lời”.


Ví dụ 私は本当に不器用です… (Watashi wa hontou ni bukiyou desu…) Tôi thực sự rất hậu đậu…

6. Dấu chấm tròn 。

句点 – Kuten, nghĩa đen có nghĩa là điểm kết thúc. Vì thế, đúng theo nghĩa này, dấu chấm tròn dùng để kết thúc 1 câu đầy đủ ý.
Ví dụ 友達になりましょう。(Tomodachi ni narimashou) Hãy trở thành bạn bè nào.

7. Dấu lượn sóng 〜

Với những người không quen sử dụng, dấu này là một thử thách thực sự đấy. 波形 — namigata hay còn gọi là dấu lượn sóng, có thể được dùng để phân chia tiêu đề chính và tiêu đề phụ, thay thế dấu hai chấm, thay thế dấu 3 chấm, thể hiện sự dễ thương,… Dấu này không được sử dụng trong các văn bản chính thống mà chỉ dùng Online, trên mạng xã hội hoặc trong các đoạn chat

(Lưu ý: dấu hai chấm cũng được sử dụng trong tiếng Nhật, thông thường để chỉ giờ, ví dụ 4:05, không có dấu chấm phẩy) Ví dụ: バイバイ〜 baibai~ Bye-bye〜

8. Dấu ngắt từ ・

中黒 — nakaguro là dấu chấm câu trong tiếng Việt, nhưng lại là dấu để phân chia từ trong tiếng Nhật, chủ yếu là các từ viết ở dạng Katakana.
Ví dụ 中学・高校 (Chuugaku・ Koukou ) Cấp 2/cấp 3.

 9. Dấu thay thế
 


庵点 (いおり てん ) — ioriten là dấu câu chỉ có trong tếng Nhật, vì vậy nó thực sự thú vị.
Dấu này sử dụng để viết bài hát, đánh dấu phần mở đầu bài hát, phần chơi nhạc cụ và phần giọng ca. Dù không được sử dụng phổ biến, bạn có thể tìm thấy dấu này trong các sáng tác chuyên nghiệp hoặc những quyển sách về âm nhạc hiện đại.

Thỉnh thoảng bạn cũng có thể thấy ioriten trên các phương tiện truyền thông, nhưng nó không hoàn toàn có ý nghĩa gì cả. Chỉ đơn giản là do “ngầu”.

Ví dụ:

大好きだよ。(daisuki dayo) Em yêu anh
僕も大好きだよ。(Boku mo daisuki dayo) Anh cũng yêu em

10. Dấu ngoặc tròn( )

May mắn thay, người Nhật cũng dùng dấu ngoặc tròn (丸括弧 – maru kakko) với chức năng tương tự trong tiếng Việt,  chủ yếu để chú giải hoặc bổ sung thông tin.
Ví dụ: 彼は奇妙なので(悪く取らないでくださいね)、私は彼が怖いです。
Kare wa kimyou na node (waruku toranaide kudasai ne), watashi wa kare ga kowai desu.
Anh ta có vẻ hơi lạ (không có ý xấu), nên tôi sợ anh ta.

11. Dấu chấm hỏi ?

疑問符-  gimonfu (dấu chấm hỏi) thường không được sử dụng vì người Nhật có xu hướng sử dụng dấu chấm tròn trong câu hỏi (người đọc tự hiểu ý hỏi trong câu). Chỉ mới gần đây, người Nhật mới bắt đầu dùng dấu chấm hỏi do du nhập từ phương Tây. Chủ yếu trong Manga và trên các phương tiện truyền thông.

12. Dấu chấm than !

感嘆符 – kantanfu đúng như tên gọi dùng để biểu hiện cảm xúc. Cách dùng tương tự như tiếng Việt.

Trên đây là 12 dấu câu cơ bản trong tiếng Nhật, các bạn hãy tham khảo nhé. 

Xem thêm:

>>> Học tiếng Nhật những từ vựng giao tiếp cơ bản trong công ty
>>> 500 từ vựng tiếng Nhật về chủ đề quần áo siêu hay ho

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang