Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Hoàng tử bé Kabuki - Nhưng điều bạn chưa biết về gia tộc Kabuki

15/06/2022
Kabuki được biết đến là một trong 3 loại kịch phổ biến tại Nhật Bản bên cạnh kịch Noh (能楽) và kịch Bunraku(文楽). Khác với các loại kịch khác Kabuki chỉ dành cho nam giới và tại Nhật có một gia tộc được coi là quốc bảo về Kabuki. Hôm nay hãy cùng laodongnhatban.com.vn tìm hiểu về Kabuki là gì cũng như về gia tộc Kabuki và những điều bạn chưa biết về Hoàng tử bé của gia tộc Kabuki nhé!

 

1. Kabuki là gì?


 
Kabuki ( 歌舞伎) là một loại hình sân khấu truyền thống của Nhật Bản có sự kết hợp của ca nhạc, diễn xuất, múa,... Nhà hát Kabuki được biết đến với sự cách điệu hóa trong kịch nghệ và sự phức tạp trong việc trang điểm cho người biểu diễn. Năm 1965, nghệ thuật Kabuki được vinh danh là tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng. Năm 2005, UNESCO chính thức công bố Kabuki và 42 môn nghệ thuật khác được xếp vào danh sách "tài sản văn hóa truyền khẩu và phi vật thể của con người." Năm 2009, nó cũng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Có thể thấy nghệ thuật Kabuki rất được thế giới coi trọng.
 
 
Kabuki đại khái được chia thành hai loại biểu diễn: "Kabuki Kyogen" và "Kabuki Maiko".
"Kabuki Kyogen" là một buổi biểu diễn tường thuật, thường kể những câu chuyện lịch sử (chẳng hạn như cái chết của một vị tướng, v.v.) hoặc những câu chuyện bịa đặt dựa trên một thời đại cụ thể. "Kyogen" là một màn trình diễn kịch tính. "Kabuki Dancing" chủ yếu là biểu diễn khiêu vũ; "Dancing" chính nó có nghĩa là khiêu vũ. Nếu bạn chưa quen với Kabuki, bạn nên học Kabuki chuyên sâu. Vì khiêu vũ chủ yếu là biểu diễn vũ đạo nên bạn không hiểu lời thoại của nhân vật cũng không thành vấn đề.
Bạn có thể tìm hiểu thêm văn hóa Nhật Bản
TẠI ĐÂY

2. Nguồn gốc của Kabuki. Tại sao chỉ có nam giới mới được diễn kịch Kabuki?

Kabuki ra đời vào đầu thế kỷ 17 dưới hình thức biểu diễn tạp kỹ, sau đó trở thành một loại hình kịch nghệ được ưa chuộng nhất trong thời kỳ Edo (1603-1868). Theo một số tài liệu cho biết thì sư tổ của kabuki là bà Izumo-no-okuni sáng tạo dựa trên kịch No và Hu-ryu ra mắt năm 1603 ở Kyoto ở Kyoto vào năm 1603. Kịch Kabuki thời này dần nổi tiếng với những điệu múa tình tứ và những cảnh đầy gợi cảm trong các vở kịch. Do đó năm 1629, chính quyền tướng quân Tokugawa đã cấm phụ nữ xuất hiện trong các vở kịch này.
 

Sang giai đoạn Genroku (1688-1704), kabuki đã trở thành một loại hình kịch nghệ nghiêm túc, kịch bản được đầu tư phức tạp hơn. Đây cũng là thời kì xuất hiện những nhà viết kịch vĩ đại nhất Nhật Bản như ông Chikamatsu Monzaemon.
 

 
Với sự xuất hiện của kịch rối bunraku, sự hâm mộ dành cho kịch kabuki dần giảm sút vào cuối thế kỷ 17. Tuy nhiên đến nửa đầu thế kỷ 18 kabuki đã vươn lên giành lại sự ủng hộ của tầng lớp thị dân. 
 
 
Ngày nay, kabuki vẫn tương đối được ưa chuộng,nó là loại hình kịch truyền thống được ưa chuộng nhất Nhật Bản

3. Hoàng tử bé của gia tộc Kabuki.


 
Gần đây Hoàng tử bé của gia tộc Kabuki là Fujima Itsuki đang được rất nhiều người quan tâm vì độ đẹp trai và tài năng của cậu bé sinh năm 2005 này. Tại Nhật Bản, gia đình 3 thế hệ của Fujima Itsuki (sinh năm 2005, góc trái) được nhiều người xem là quốc bảo khi có truyền thống biểu diễn kabuki. Đây là loại hình nghệ thuật sân khấu nổi tiếng, có sự kết hợp của ca nhạc, múa, diễn xuất. 

Năm 2 tuổi, Fujima lần đầu được ông nội dẫn lên sân khấu biểu diễn. Khi đó, cậu bé khiến nhiều khán giả thích thú khi không chỉ bắt được những sợi dây ông nội ném một cách khéo léo mà còn chủ động biểu diễn vài động tác nhảy múa. Năm 4 tuổi, Fujima kế thừa nghệ danh của gia đình và chính thức trở thành thế hệ tiếp theo bước vào con đường biểu diễn kabuki.

 
 
Sinh ra trong gia đình nổi tiếng là lợi thế song cũng khiến Fujima chịu không ít áp lực. Để có thể kế thừa sự nghiệp của bố và ông, ngay từ rất bé, Fujima đã bắt đầu làm quen, học cách biểu diễn kabuki. Trong bộ phim tài liệu về cuộc đời Fujima của TV Asahi, khán giả được thấy đằng sau một diễn viên trên sân khấu là cậu bé tiểu học không ít lần bật khóc khi tập những độc tác múa khó, phức tạp.
 

 
Năm 2018, những hình ảnh của Fujima khi tham dự một sự kiện cùng gia đình được lan truyền trên mạng xã hội Nhật Bản và một số nước châu Á. Vẻ ngoài điển trai, điềm tĩnh của thiếu niên 13 tuổi nhận được nhiều lời khen ngợi trên các diễn đàn. Nhiều người cũng gọi Fujima là "hoàng tử bé" trong giới kabuki.
 

 
2018 cũng là năm Fujima phát hành cuốn tự truyện của mình và nhận nhiều phản hồi tích cực. Trong buổi phát hành sách, cậu bé 13 tuổi bày tỏ sự cảm kích và ngạc nhiên khi có không ít người hâm mộ lặn lội đến từ thành phố khác để tham dự, xin chữ ký của mình.
 
 
Ở tuổi 16, Fujima là cái tên triển vọng trong giới kabuki Nhật Bản. Các buổi diễn của "hoàng tử bé" luôn kín chỗ. Cậu được đánh giá cao khi không chỉ góp phần lưu giữ nghệ thuật truyền thống này mà còn truyền bá nó đến tầng lớp trẻ tuổi.
Ngoài biểu diễn kabuki, Fujima còn thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí danh tiếng và thử sức ở lĩnh vực lồng tiếng phim. Xuất thân trong gia đình danh giá song điều làm chàng trai 16 tuổi được nhiều người yêu mến là sự chăm chỉ, khiêm tốn và không ngừng nỗ lực.
Với những nét đặc sắc trong cách trình diễn kịch Kabuki vẫn đang còn được lưu truyền đến tận ngày nay. Mong rằng bài viết này đã phần nào giúp bạn có được cái nhìn toàn diện nhất về gia tộc Kabuki cũng như về hoàng tử bé nhà Kabuki đnag hot rần rần thời gian gần đây.
Nếu bạn quan tâm đến đất nước Nhật Bản và muốn được trài nghiệm cuộc sống tại đây thì hãy liên hệ ngay với laodongnhatban.com.vn để được tư vấn về những đơn hàng Xuất khẩu lao động tốt nhất nhé!

 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang