Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Chế độ cho thực tập sinh ngành điều dưỡng tại Nhật

11/12/2018
Những năm gần đây số lượng lao động Việt sang Nhật làm điều dưỡng hộ lý ngày càng đông. Điều này cho thấy sức hút của ngành hộ lý điều dưỡng tại Nhật Bản là vô cùng lớn. Tuy nhiên về chế độ cụ thể mà các bạn sẽ được hưởng như thế nào bạn đã biết chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tham khảo nhé!

1. Nội dung công việc thực tập ngành hộ lý

Nghiệp vụ bắt buộc:Hỗ trợ thân thể(hỗ trợ tắm rửa, ăn uống, bài tiết …)
Nghiệp vụ liên quan: Các hỗ trợ khác ngoài hỗ trợ thân thể (dọn dẹp, giặt giũ, nấu ăn…)、
Nghiệp vụ gián tiếp(ghi chép、bàn giao ca…)
Nghiệp vụ ngoài lề: Các nghiệp vụ khác(quản lý bảng tin, thông báo…)

Thời gian thực hiện các nghiệp vụ bắt buộc phái từ 1/2 tổng thời gian làm việc trở lên. Bên cạnh đó, các nghiệp vụ bên lề khác không chiếm quá 1/3  tổng thời gian làm việc của thực tập sinh.

 
 
2. Điều kiện tham gia đối với thực tập sinh
 

 Về khả năng giao tiếp tiếng Nhật

Thực tập sinh phải đảm bảo khả năng giao tiếp cần thiết nhất định. Cụ thể:
Thực tập sinh kỹ năng số 1 (năm thứ 1) 第1号技能実習(1年目)
Đỗ kỳ thi Năng lực tiếng Nhật JLPT trình độ N4, hoặc được nhận định có trình độ tiếng Nhật tương đương hoặc trên N4.
Thực tập sinh kỹ năng số 2 (năm thứ 2) 第2号技能実習(2年目)
Đỗ kỳ thi Năng lực tiếng Nhật JLPT trình độ N3, hoặc được nhận định có trình độ tiếng Nhật tương đương hoặc trên N3.

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT
Trình độ N3: Có thể hiểu được 1 mức nhất định tiếng Nhật giao tiếp thường dùng hàng ngày.
Trình độ N4: Có thể hiểu được tiếng Nhật cơ bản.
Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật J.TEST hay NAT-TEST cũng được chấp nhận tương đương với kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT.

>>> Hướng dẫn đăng ký thi kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT 2019
>>> Kỳ thi Nat- test là gì? Bạn đã biết gì về kỳ thi Nat- test?

 Về kinh nghiệp làm việc

Để trở thành thực tập sinh ngành hộ lý tại Nhật thì cần phải đáp ứng điều kiện sau:

Người có kinh nghiệm làm việc tại các cơ sở hỗ trợ người cao tuổi, người tàn tật, hoặc công việc hỗ trợ sinh hoạt thường ngày cho người cao tuổi, người tàn tật tại nhà, hỗ trợ luyện tập phục hồi chức năng, trị liệu… ở các cơ sở nước ngoài.

Người đã hoàn thành khóa học điều dưỡng ở nước ngoài, hoặc có chứng chỉ về điều dưỡng ở nước ngoài.
Người đã được nhận định là nhân viên hộ lý (介護士) bởi chính phủ nước ngoài.

 

 Điều kiện đối với cơ sở tiếp nhận, nghiệp đoàn

Để tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng ngành hộ lý, các cơ sở tiếp nhận và nghiệp đoàn cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Ví dụ: cơ sở tiếp nhận cần đáp ứng các điều kiện về cơ sở (nghiệp vụ, thời gian thành lập..), điều kiện về hệ thống đánh giá quá trình thực tập qua các năm, có chế độ, kế hoạch thực tập phù hợp, đảm bảo chế độ đãi ngộ (tương đương với người Nhật)…

>>> Đi Nhật làm hộ lý, điều dưỡng thì cần những điều kiện tối thiểu gì?

 Điều kiện về chương trình thực tập sinh kỹ năng

Trong số người hướng dẫn thực tập phải có ít nhất 1 người có chứng chỉ quốc gia về hộ lý (介護福祉士の資格) hoặc người có kiến thức – kỹ thuật chuyên ngành trình độ tương đương trở lên đã được chứng nhận.
Cứ mỗi 5 thực tập sinh phải có ít nhất 1 người hướng dẫn thực tập trở lên phụ trách hướng dẫn.
Cơ sở thực hiện chương trình thực tập kỹ năng phải là các cơ sở đang làm nghiệp vụ về điều dưỡng, hộ lý.
 Cơ sở thực hiện chương trình thực tập phải được thành lập từ 3 năm trở lên.
 Cơ sở phải đảm bảo các biện pháp ứng phó kịp thời trong trường hợp cấp bách xảy ra trong ca làm ban đêm của thực tập sinh.
Số lượng thực tập sinh ở 1 cơ sở không được vượt quá 1 số lượng cho phép nhất định.
Về chương trình học sau khi nhập cảnh, tùy thuộc vào từng cơ sở tiếp nhận, tuy nhiên cần đảm bảo về thời lượng học tiếng Nhật (240 giờ hoặc 80 giờ đối với người đã có N3, có thể thay đổi cho phù hợp) và nghiệp vụ hộ lý (42 giờ). Ngoài ra, giáo viên giảng dạy cũng phải đáp ứng 1 vài điều kiện nhất định

 

>>> Trường hợp nào TTS không đủ điều kiện để đi Nhật ngành điều dưỡng

3. Chế độ tái nhập quốc áp dụng riêng cho Thực tập sinh kỹ năng ngành hộ lý

Đối với thực tập sinh ngành hộ lý, khi nhập cảnh vào Nhật Bản thì yêu cầu bắt buộc là tiếng Nhật trình độ N4 hoặc trình độ tiếng Nhật tương đương N4.

Sau 1 năm thực tập, thực tập sinh phải đỗ N3 hoặc chứng chỉ tiếng Nhật tương đương N3 để làm thủ tục gia hạn chuyển đổi visa thực tập sinh loại 2 (第2号技能実習). Trường hợp không đỗ N3 hoặc kỳ thi tương đương, thực tập sinh sẽ không được tiếp tục chương trình thực tập và phải về nước.

Tuy nhiên, khác với những chương trình thực tập sinh ngành khác, đối với ngành hộ lý, thực tập sinh sau khi đã đỗ kỳ thi chuyển sang visa thực tập sinh loại 2 và về nước, nếu tiếp tục ôn thi và đỗ kỳ thi N3 thì sẽ được phép trở lại Nhật Bản và tiếp tục năm thứ 2 của chương trình thực tập sinh kỹ năng.

Xem thêm:

>>> 7 vấn đề cần lưu ý khi tham gia chương trình điều dưỡng tại Nhật Bản
>>> 2019 Nhật Bản mở rộng cư hội cho lao động nước ngoài khi tuyển đến 10 000 điều dưỡng viên

 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang