Quãng thời gian đầu đi du học của các bạn DHS Nhật bản sẽ gặp không ít lạ lẫm, phần lớn lý do là thời gian sang còn ít nên các bạn cũng khó mà lường hết được những chiêu trò hay cám dỗ có thể xảy đến với mình. Mà mục tiêu của các chiêu trò này lại chủ yếu nhằm vào các bạn DHS. Vậy hôm nay các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để nắm rõ được những chiêu trò đó là gì nhé!
1. Bị lừa giới thiệu việc làm (Shokai) rồi đánh cắp giấy tờ, thông tin cá nhân để đăng ký vài cái điện thoại
Đây là trò lừa đảo diễn ra vô cùng phổ biến tại Nhật. Những thành phần lừa đảo sẽ lợi dụng những bạn DHS không tự làm việc được ở Nhật và phải cần đến môi giới. Chiêu trò này cũng không chỉ gặp phải ở những bạn DHS mới sang mà cũng còn có thể gặp được ở cả những bạn đã sang Nhật lâu rồi.
Người lừa đảo sẽ đóng giả làm nhân viên của công ty môi giới việc làm, sau đó yêu cầu bạn muốn tìm việc cấp cho các loại gấy tờ tùy thân và thông tin cá nhân của bạn. Sau đó những đối tượng này sẽ dùng những giấy tờ và đánh cắp thông tin cá nhân của bạn để đăng ký điện thoại. Bạn sẽ không thể nào phát hiện ra bạn đã bị lừa cho đến khi giấy báo đóng tiền gửi về cho bạn.
Hiện nay có khá nhiều bạn DHS bị lừa kiểu này, mỗi tháng họ sẽ phải trả 1 số tiền lên đến vài man có khi còn lên đến vài chục man. Nếu bạn muốn chấm dứt thì hãy đến các nhà mạng để cắt bỏ. Và trong trường hợp này bạn sẽ phải trả tiền máy rơi vào 6-8 man/máy. Và khoảng 1 man tiền bạn đã phá hợp đồng với nhà mạng.
Vì thế bạn nên đề cao cảnh giác trong mọi trường hợp và đừng dễ dàng làm lộ đi các thông tin cá nhân. Nếu như muốn tìm việc làm thêm bạn nên đến các công ty uy tín, hoặc thông qua những người thân quen. Sau đó hãy nộp các giấy tờ trực tiếp cho công ty xin việc chứ bạn không nên đưa cho bất kỳ ai.
>>> Cách xin việc làm thêm tại Nhật, những điều bạn cần biết...
Thông tin cá nhân của bạn sẽ bị đánh cắp để phục vụ cho những mục đích xấu
2. Lừa đăng ký điện thoại hộ rồi đăng ký nhiều máy
Chiêu trò này luôn nhằm vào các bạn du học sinh mới sang Nhật. Khi mới sang hầu hết các bạn đều phải đăng ký điện thoại để liên lạc về cho gia đình. Vậy những kẻ lừa đảo sẽ nhân cơ hội này làm quen và sẽ ngỏ lời giúp bạn đăng ký. Bạn hãy thật tỉnh táo khi gặp những trường hợp như vậy. Vì rất có khả năng họ đi đăng ký điện thoại cho bạn sẽ tiện thể đăng ký thêm 1 vài máy khác cho họ mà cho bạn đứng tên. Và tất nhiên người trả tiền cũng sẽ là bạn.
Nếu mắc phải trò lừa này thì bạn sẽ phải trả tiền cho những cái bill không tên đấy
Một điều đáng buồn là chiêu trò này rất hay được người Việt dùng để lừa đảo chính các bạn DHS Việt. Thế nên muốn đăng ký điện thoại bạn hãy nhờ nhà trường hoặc nhờ những người thân thực sự tin tưởng và thân thiết. Tuyệt đối khong nên nhờ những người lạ hoặc những người càm thấy không thực sự tin tưởng.
>>> Nên dùng gói cưới của nhà mạng nào tại Nhật Bản
>>> Cách tiết kiệm 6000 yên/ tháng cho chi phí sử dụng điện thoại
3. Lừa đi giới thiệu việc làm rồi lấy tiền giới thiệu (Shokai)
Đối với các bạn DHS mới sang, tiếng Nhật nói chưa rõ lại mong muốn đi làm ngay. Nên đã tìm đến các công ty trung gian giới thiệu việc làm. Phí cho 1 lần giới thiệu sẽ rơi vào 4-5 man.
Họ sẽ yêu cầu bạn nộp phí giới thiệu và chờ đợi đi làm , nhưng chờ mãi bạn sẽ chẳng thấy gọi đi phỏng vấn rooig họ cứ khất lần khất lượt lịch phỏng vấn của bạn.
Vậy nên nếu muốn tìm việc làm hãy tìm những chỗ quen biết, người thân, bạn bè giới thiệu để tránh lừa đảo.
Hãy cần thận với các công ty môi giới việc làm
4. Lừa khi mua hàng qua mạng facebook
Ở Việt Nam chắc hẳn bạn không còn lạ lẫm gì với trò lừa đảo này đúng không? Và ở bên Nhật cũng vậy, nó diễn ra một cách thường xuyên. Các cuộc lừa đảo trên mạng xã hội, internet…Đối tượng chính nhắm đến là các bạn ưa thích mua hàng giá rẻ. Bạn sẽ tiến hành thanh toán trước nhận hàng sau, và hàng hóa sẽ mất tích không đến tay bạn., hoặc mặt hàng bạn nhận được cực kỳ tồi tệ nó không hề xứng với đồng tiền mà bạn đã bỏ ra trước đó.
Trò lừa này không còn xa lạ gì, nhất là các bạn ham mua đồ rẻ
Vậy nên lời khuyên cho bạn là hãy mua hàng tại các cửa hàng, mắt thấy tay sờ thấy thì sẽ an toàn hơn. Tại Nhật cũng có rất nhiều hệ thống bán hàng giá rẻ nên bạn hãy đến tận nơi để mua, ngoài ra muốn mua hàng giá rẻ tại Nhật cũng không khó, chỉ cân fbanj chăm chỉ săn các đợt sale hàng của các cửa hàng là xong.
>>> Hướng dẫn cách mua hàng trên Amazon Nhật Bản
>>> Kinh nghiệm săn đồ giảm giá SIÊU hấp dẫn tại Nhật
5. Hack facebook, email dụ chuyển tiền
Không riêng gì Nhật Bản , ở các quốc gia khác việc fackebook bị hack là chuyện rất bình thường. Các hacker sẽ đội lốt là những người thân quen của bạn để gửi những tin nhắn từ facebook nhắn tin xin vay tiền, mượn tiền….Chỉ cần bạn thiếu cảnh giác, chưa xác minh rõ ràng đã chuyển tiền để cho “bạn thân/ người quen/ người thân” vay thì khi đó bạn đã là nạn nhân của trò lừa đảo này đấy.
Vậy bạn hãy xác minh thật kỹ những thông tin khi đột nhiên có người hỏi vay tiền. Tốt nhất gọi điện thoại trực tiếp để xác nhận lại vì chỉ qua nhắn tin, email thì sẽ không thể đảm bảo đầu bên kia có phải là chính chủ hay không.
Chiêu lừa đảo dụ gửi tiền, chuyển tiền vô cùng tinh vi
>>> Hướng dẫn tất cả các cách chuyển tiền từ Nhật Bản về Việt Nam với Western Union
>>> Hướng dẫn cách chuyển tiền từ Nhật Bản về Việt Nam an toàn, tiết kiệm
Trên đây là một số chiêu trò lừa đảo phổ biến tại Nhật. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn tránh được những thủ đoạn lừa đảo tinh vi này, hãy bảo vệ tài sản cho bản thân thật tốt bạn nhé!
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.