Nhiều lao động khi sang Nhật sinh sống và làm việc đều mong muốn được lưu trú tại đây lâu dài và được bảo lãnh người thân sang đoàn tụ. Trước kia, thủ tục này khá khó khăn nhưng hiện nay với việc bạn tham gia chương trình kỹ năng đặc định và xin được visa đặc định loại 2 thì vấn đề xin lưu trú đã trở lên dễ dàng hơn. Để biết thêm về cách xin lưu trú tại nhật theo visa đặc định loại 2, Thủ tục cần những gì? Bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Trước tiên ta sẽ tìm hiểu visa đặc định loại 2 là gì để có cái nhìn rõ hơn về điều kiện để xin visa đặc định loại 2 tại Nhật Bản nhé!
Ở Nhật Bản hiện nay, dân số trong độ tuổi lao động đã giảm kể từ năm 1997. Dân số Nhật Bản trong độ tuổi lao động từ 15 đến 65 tuổi giảm mạnh và thêm tỷ lệ sinh thấp đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng tại Nhật Bản. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua chương trình “kỹ năng đặc định” – Tokutei ginou (特定技能) bao gồm 14 ngành nghề.
Chương trình Kỹ năng đặc định – Tokutei 「特定技能」là chương trình tiếp nhận người lao động nước ngoài của Nhật Bản với mục đích thu hút người lao động sang Nhật Bản làm việc, nâng cao tay nghề, kỹ năng, cải thiện tác phong làm việc công nghiệp, ngoại ngữ,… cùng với những chính sách đãi ngộ tốt hơn.
Chương trình Kỹ năng đặc định – Tokutei gồm:
Visa đặc định loại 1: Tư cách lưu trú cho người nước ngoài có một trình độ và kinh nghiệm nhất định trong một lĩnh vực cụ thể. Kỹ năng đặc định số 1 tiếp nhận người lao động trong 14 ngành nghề và làm việc trong 5 năm.
>>> Tìm hiểu thêm: Visa đặc định loại 1 là gì? Tất tần tật từ A-Z visa tokutei ginou 1 năm 2023
- Visa vĩnh trú (永住権) là visa cho phép người được cấp có quyền lưu trú, sinh sống ở Nhật trọn đời mà không bị giới hạn về thời gian lao động, cũng như không cần gia hạn visa định kỳ 1-3-5 năm như các visa khác.
Visa vĩnh trú được cấp cho người nước ngoài sống tại Nhật theo 2 tiêu chí sau:
- Cho người có đủ điều kiện và có dự định sẽ sống ở Nhật cả đời
- Cho những lao động có trình độ, chất lượng cao như một hình thức khuyến khích họ tới sinh sống, làm việc tại Nhật
Quyền lợi của người có visa vĩnh trú
+ Không bị hạn chế thời gian sinh sống ở Nhật;
+ Không bị hạn chế các hoạt động cư trú, có thể làm hầu hết các công việc. Ví dụ như visa thường, bạn sẽ thấy trên đó ghi rõ là “Chỉ được làm công việc liên quan xxxxx”. Còn trên thẻ ngoại kiều của người vĩnh trú sẽ có ghi 就労制限なし. Có nghĩa bạn được quyền làm bất kỳ công việc gì, kể cả ngoài lĩnh vực mình học đại học. Và kể cả khi thất nghiệp, bạn cũng không phải về nước.;
+ Không cần phải xin gia hạn tư cách lưu trú định kỳ 1-3-5 năm như các loại visa thông thường khác;
+ Không cần thiết phải thay đổi quốc tịch hiện tại. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể giữ Quốc tịch Việt nam;
+ Có độ tín nhiệm cao khi vay tiền, đăng ký thế chấp nhà cửa hay các hoạt động xã hội khác.
Theo khoản 2, điều 22 của luật nhập cư, thì để được cấp visa vĩnh trú, người xin cần thoả mãn đủ 3 điều kiện dưới đây:
Điều kiện về “hành vi lương thiện” (素行善良要件):Các hành vi mà người đăng ký đã từng làm đều phải đảm báo tính lương thiện.
Người đăng ký phải đảm bảo không phải là đối tượng nào trong các đối tượng dưới đây:
+ Vi phạm pháp luật Nhật bản dẫn tới bị phạt tiền, phạt tù(bao gồm cả gây ra tai nạn giao thông khi lái xe)
+ Là đối tượng bị đang bị giám sát bảo hộ theo pháp luật thanh thiếu niên
+ Thường xuyên lặp đi lặp lại các hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm đạo đức
Điều kiện về “độc lập kinh tế” (独立生計要件):Phải có tài sản hoặc có năng lực đủ để đảm bảo sự độc lập về kinh tế.
+ Việc đảm bảo cuộc sống hàng ngày không trở thành gánh nặng cho công quỹ của nhà nước
+ Công việc, thu nhập, tài sản hiện có, có thể đảm bảo cho cuộc sống ổn định tại Nhật trong tương lai
Khả năng độc lập kinh tế được xét theo THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH (世帯収入). Tức là dù người đăng ký có thu nhập bằng 0, nhưng nếu vợ/chồng có thu nhập cao đủ để bảo đảm sự độc lập kinh tế của cả hộ gia đình, thì vẫn có thể được cấp. Thế nên, tuy không quy định chi tiết, nhưng ngầm hiểu là người đăng ký có nhiều người phụ thuộc (bố mẹ, con cái, vợ, anh chị em…) thì số tài sản hay thu nhập cũng phải tăng theo.
Theo KVBro phỏng vấn luật sư làm hồ sơ vĩnh trú cho KVBro thì một người cần có thu nhập theo năm ít nhất ở mức 300 man trở lên mới có khả năng đỗ vĩnh trú. Nếu người này còn có thêm người phụ thuộc như vợ con, bố mẹ(扶養者), thì số thu nhập hàng năm cũng phải tăng tương ứng, thông thường bình quân thu nhập phải tăng tương đương khoảng 50 man/người.
Đồng thời, bạn có thể chứng minh độc lập về mặt kinh tế bằng các khoản tiết kiệm, tài sản ở Nhật, Việt Nam và nước ngoài như bất động sản, chứng khoán… Nếu xét thấy cần thiết, trước khi xin vĩnh trú, bạn đừng kê khai người phụ thuộc vào hồ sơ để miễn giảm thuế khoảng 1-2 năm trước.
Điều kiện về “lợi ích quốc gia” (国益要件) :Việc người đó lưu trú tại Nhật phù hợp với các lợi ích của nước Nhật (điều kiện này đã bao gồm cả điều kiện về số năm lưu trú tại Nhật trước đó của người đăng ký):
+ Điều kiện về thời gian lưu trú tại Nhật, người đăng ký cần thỏa mãn 2 điều kiện dưới đây:
- Thời hạn lưu trú của tư cách lưu trú hiện thời phải đạt 3 năm trở lên
- Lưu trú liên tục tại Nhật đủ số năm quy định.
+ Về cơ bản, người đăng ký cần lưu trú tại Nhật LIÊN TỤC trong khoảng thời gian ít nhất là 10 năm, trong đó có ít nhất 5 năm lưu trú dưới visa lao động.
Tuy vậy, một số trường hợp đặc biệt quy định cụ thể dưới đây thì thời gian lưu trú cần thiết được rút ngắn lại:
- Vợ/chồng của người Nhật hoặc người có visa vĩnh trú :Kết hôn trên 3 năm và lưu trú liên tục tại Nhật trên 1 năm
- Con của người Nhật hoặc người có visa vĩnh trú :Lưu trú liên tục tại Nhật 1 năm trở lên
- Đã lấy được visa định trú (定住者) và sau khi lấy được visa định trú thì đã lưu trú tại Nhật liên tục 5 năm trở lên
- Nhân lực chất lượng cao có tổng số điểm xét theo bảng 高度専門職ポイント đạt 70 điểm trở lên :3 năm liên tục tính ngược trở lại từ thời điểm đăng ký đã đạt đủ 70 điểm trở lên
- Nhân lực chât lượng cao có tổng số điểm xét theo bảng 高度専門職ポイント đạt 80 điểm trở lên:1 năm liên tục tính ngược trở lại từ thời điểm đăng ký đã đạt đủ 80 điểm trở lên
+ Điều kiện về việc tôn trọng pháp luật Nhật Bản:Tôn trọng và làm theo pháp luật, bao gồm cả các việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, đóng bảo hiểm, nenkin… Ngay cả trong trường hợp người đăng ký đang phụ thuộc kinh tế vào người khác (ví dụ là vợ/chồng của người Nhật và được vợ/chồng lo kinh tế), thì người đăng ký vẫn cần thực hiện đầy đủ việc nộp đầy đủ và không chậm trễ các loại thuế-bảo hiểm thuộc nghĩa vụ của mình.
+ Không có nguy cơ gây hại đối với cộng đồng (đối với các trường hợp bị bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh lây nhiễm đặc biệt khác)
+ Không tiềm tàng nguy cơ gây ra các hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích công.
+ Không trở thành gánh nặng cho quốc gia.
Ngoài các điều kiện trên, người lao động sẽ được xét visa vĩnh trú nếu:
- Vợ chồng là người Nhật: chỉ cần kết hôn 3 năm và đã sinh sống tại Nhật 1 năm
- Con của người Nhật: cần lưu trú tại Nhật 1 năm
- Là vợ/chồng của người có visa vĩnh trú
- Là người có visa “Lao động chuyên nghiệp kỹ thuật cao"
Xem chi tiết hơn về điều kiện xét visa vĩnh trú tại BÀI VIẾT NÀY.
- Không bị giới hạn ngành nghề làm việc
Bạn có thể tham gia bất kỳ công việc nào nếu bạn đủ năng lực và trình độ. Thậm chí nếu bạn thất nghiệp sẽ không bị bắt buộc về nước, với tư cách vĩnh trú lâu dài bạn được coi như là một trong những công dân của Nhật.
- Không bị hạn chế về thời gian sinh sống
- Có thể mua nhà, đất tại Nhật, phát triển tương lai tại đất nước phát triển hàng đầu thế giới.
Muốn chuyển đổi visa vĩnh trú từ visa đặc định loại 2, trước tiên bạn cần hoàn thành chương trình visa đặc định loại 1, tức là có thời gian làm việc tại Nhật từ 3 đến 5 năm sau đó thi tuyển và tiếp tục gia hạn visa.
Sau khi hoàn thành và gia hạn thành công visa đặc định loại 2 bạn cần chuẩn bị những giấy tờ:
– Đơn xin cấp vĩnh trú
– Thư bảo lãnh
– Ảnh thẻ 3×4
– Tài liệu chứng minh thu nhập và đóng thuế năm gần nhất
– Tài liệu chứng minh thu nhập của người bảo lãnh cho bạn
– Passport hoặc giấy chứng nhận tư cách lưu trú
Trong trường hợp nhờ người khác nộp hồ sơ hộ, cần thêm các giấy tờ sau:
– Thẻ cư trú
– Giấy chứng minh pháp lý do cơ quan, tổ chức, chính phủ cấp
* Thời gian chờ kết quả
– Thường thì từ 6 đến 8 tháng, đôi khi lâu hơn trong khoảng 1 năm.
* Lệ phí: Nếu được chấp nhận cần nộp 8000 yên. Nếu không được sẽ không cần nộp
Tham khảo về visa đặc định loại 2:
Visa đặc định loại 2 là gì? Lợi ích của diện visa này
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.