Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Cách xin việc làm thêm ở Nhật: Những điều nên biết…

20/06/2019
Bạn là du học sinh, bạn muốn đi làm thêm để tăng thu nhập, tham gia trải nghiệm nhưng lại sợ không xin được việc. Dưới đây, Chúng tôi sẽ mách cho bạn cách xin việc làm thêm ở Nhật thành công 100% ngay từ lần đầu tiên. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, để biết thêm thông tin chi tiết.

Nội Dung Bài Viết:

I. Trình tự xin việc làm thêm

Bước 1: Xin giấy phép làm thêm

Đây là giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú. Giấy phép là thứ để Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản sẽ quản lý số giờ làm của bạn, để đảm bảo là bạn không làm quá số giờ quy định mà sao lãng việc học hành. 

Nơi xin giấy phép: Cục quản lý xuất nhập cảnh ở Tokyo hoặc địa phương.

Bước 2: Tìm và xin việc

Bạn nên kiếm việc làm phù hợp với khả năng tiếng Nhật hoặc liên quan đến lĩnh vực sau này bạn sẽ học.

II. 5 cách giúp bạn kiếm được việc làm thêm

1. Thông qua người quen

Nếu bạn có mối quan hệ rộng với nhiều người, bạn có thể nhờ bạn bè giới thiệu công việc cho bạn. Đây là cách nhiều du học sinh vẫn làm.

2. Thông qua báo chí

Ở Nhật thường có báo miễn phí phát ở các cửa hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi 24 giờ (combini)...

Thường báo phát hành vào thứ 2 hoặc thứ 5, bạn nên lấy báo ngay sau khi phát hành và gọi điện ngay, vì có tính cạnh tranh về thời gian. Các bạn hãy chú ý nhớ chỉ được cầm báo miễn phí, những tờ báo có ghi số tiền nếu muốn lấy bạn phải trả tiền.

3. Tìm gần nơi ở

Ở các nhà ga tàu điện lớn bao giờ cũng tập trung nhiều siêu thị, cửa hàng ăn uống, cửa hàng tiện lợi (combini),... Khi cần tuyển người làm thêm, các cửa hàng sẽ dán thông báo ở trước cửa.

Các công việc bao giờ cũng được sắp xếp theo khu vực và chủng loại công việc nên có thể dễ dàng tìm kiếm. Bạn có thể vào hỏi hay gọi điện thoại.

4. Thông qua trang web, Facebook

Bạn có thể tham khảo một số trang web sau:

5. Thông qua trường bạn học giới thiệu

Thường là các công việc như lập trình, gia sư,... Hoặc các trường có kênh giới thiệu việc cho du học sinh, bạn có thể thỉnh thoảng ghé qua đó xem có công việc nào phù hợp không.

III. Điều kiện để được đi làm thêm ở Nhật

Sau khi được Cục nhập cảnh cho phép thì bạn mới được đi làm thêm theo các điều kiện dưới đây:

  • Không làm ảnh hưởng đến việc học.

  • Mục đích của việc đi làm thêm là để trang trải tiền học phí và các chi phí khác, chứ không phải đi làm để tiền gửi về nhà.

  • Không làm những công việc xấu ảnh hưởng đến phong tục, tập quán và tư cách đạo đức của du học sinh.

  • Một tuần chỉ được làm thêm 28 tiếng, trong kì nghỉ lễ có thể làm thêm 8 tiếng/ ngày. 

IV. Một số lưu ý khi xin việc làm thêm

Khi gọi điện xin việc

Đầu tiên, khi gọi điện qua điện thoại cho nhà tuyển dụng bạn phải nói rõ họ tên, giới thiệu ngắn gọn, nói to và rõ ràng.

Sau khi kết thúc cuộc trò chuyện thì nên cám ơn, điều này sẽ gây ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng.

Khi gặp trực tiếp để xin việc

Bạn cũng nên giới thiệu đầy đủ họ tên, tuổi, sở tích, nguyện vọng muốn làm trong khoảng thời gian nào…

Về tác phong và cử chỉ

Trước khi vào văn phòng để phỏng vấn, bạn nên gõ cửa 2 tiếng, sau đó hãy mở cửa bước vào và cúi đầu nhẹ nhàng. Tư thế ngồi cần thẳng lưng, mắt nhìn thẳng, chăm chú nghe người phỏng vấn nói.

Trang phục phải lịch sự, tóc tai gọn gàng, lưu ý không được đi dép lê.

Khi đi mang theo sổ tay và bút để ghi chú những điểm quan trọng trong cuộc phỏng vấn.

V. Một số công việc làm thêm phổ biến tại Nhật

1. Combini – Cửa hàng tiện lợi

Công việc này đòi hỏi bạn phải đứng tính tiền, bày sản phẩm, lau dọn cho cửa hàng luôn sạch sẽ,... Đây là công việc lương không cao, thường 780 yên/giờ nhưng khá nhàm chán.

laodongnhatban

Làm việc tại cửa hàng tiện lợi là công việc khá vui vẻ và linh hoạt

2. Phát báo

Đây là công việc vất vả nhưng lương cao. Bạn có thể kiếm được từ 120.000 - 140.000 yên/ tháng. Tuy nhiên, bạn phải đi phát báo vào lúc 1 - 2 giờ sáng cho tới 5 - 7 giờ sáng vào mọi ngày trong tuần.

Du học sinh thường có hội phát báo riêng và nếu bạn có bạn bè trong đó giới thiệu thì bạn mới có thể vào đó được.

3. Siêu thị

Bạn có thể làm thu ngân ở siêu thị hoặc chế biến ở bên trong (làm thịt, cá,...). Nếu làm chế biến thì không cần trình độ tiếng Nhật cao.

laodongnhatban

Đối với những bạn nữ có thể chọn công việc làm trong siêu thị nhẹ nhàng

4. Lập trình

Nếu bạn có khả năng lập trình vào giao tiếp tiến Nhật thì đây là công việc mà bạn có thể kiếm vì Nhật hiện tại rất cần lập trình viên. Những người đi làm lập trình thường lương khá cao, từ 1.000 yên – 2.000 yên/ giờ.

5. Rửa chén

Đây là việc lương thấp, cực... nhưng lại không cần trình độ tiếng Nhật. Thích hợp cho bạn nào mới sang.

6. Phục vụ khách sạn

Nếu bạn sống ở vùng du lịch nghỉ dưỡng thì bạn có thể xin công việc làm phòng, phục vụ ăn uống…

laodongnhatban

Được phục vụ trong nhà ăn Nhật Bản bạn sẽ học hỏi được rất nhiều nhé!

7. Nấu ăn

Nếu ở cửa hàng cơm hộp, quán mỳ raamen, quán ăn Nhật, các quán ăn bình dân như Yoshinoya, Matsuya… thì bạn không cần có nhiều kiến thức về nấu ăn.

Còn ở các quán khác thì thường sẽ có người chỉ cho bạn.

8. Cửa hàng ăn nhanh McDonaild

Bạn có thể làm công việc đón khách, thu ngân tuy nhiên bạn cần tiếng Nhật đủ tốt hoặc chế biến bên trong.

9. Dạy tiếng Việt

Công việc thường không thường xuyên, ví dụ 2 buổi/ tuần, 6.000 yên/ buổi. Bạn sẽ phải kiếm thêm công việc khác cho đủ thu nhập. Ngoài ra, công việc này cũng không có nhiều.

10. Làm công nhân nhà máy

Ví dụ nhà máy chế biến đồ hộp, nhà máy làm cơm hộp… Đặc điểm: Thường ở xa trung tâm và công việc đơn điệu. Tuy nhiên lương theo ngày khá cao.

VI. Mặt trái của việc làm thêm


Nếu bạn làm thêm theo đúng quy định của chính phủ Nhật 28 giờ/ tuần thì không có vấn đề gì. Nhưng nhiều bạn vì vấn đề tài chính nên thường làm quá thời gian quy định.

Hậu quả của làm thêm quá nhiều là sao lãng việc học tập, tiếp theo có thể là sa sút về sức khỏe. Và nếu bạn không hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, không đủ điểm chuyên cần, thi trượt thì bạn sẽ không lấy được tư cách lưu trú.

Ví dụ: Sau 2 năm học ở trường Nhật ngữ bạn không đỗ vào trường Đại học, cao đẳng hay dạy nghề nào. Như vậy thì bạn sẽ không có tư cách lưu trú du học để xin thị thực ở lại Nhật.

Để tiếp tục ở lại Nhật, bạn phải xin vào một trường đại học nào đó để dự thính, và bạn sẽ mất vài chục vạn yên cho việc này. Việc dự thính sẽ chỉ được kéo dài 6 tháng, nếu sau đó bạn vẫn không đỗ vào trường nào thì bạn sẽ buộc phải về nước.

Cũng tương tự như vậy, nếu bạn đang học đại học mà bạn bị đúp thì bạn sẽ phải ở lại 1 năm hoặc nửa năm và bạn sẽ phải tốn tiền học phí trong thời gian đó.

Vậy làm thêm bao nhiêu là đủ? Câu trả lời do chính bạn mà thôi, bạn cần cân bằng việc học với việc làm sao cho phù hợp, để thực hiện ước mơ du học của mình. Để du học là đúng nghĩa chứ không phải là du học để kiếm tiền.

>> Hướng dẫn chi tiết cách mua hàng trên Amazon Nhật Bản
>> 10 điều chú ý khi mua điện thoại ở Nhật

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang