Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Bị đau dạ dày có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2023 được không?

11/10/2017

Đau dạ dày là một bệnh quá phổ biến tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Căn bệnh này còn không phân biệt độ tuổi nào thường hay bị vì rất nhiều người còn trẻ vẫn đang bị những cơn đau hành hạ. Một khía cạnh khác, việc này cản trở rất nhiều đến việc tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản của người lao động.

đau dạ dày có đi xuất khẩu lao động nhật bản được không

1. Bệnh đau dạ này nằm trong 13 nhóm bệnh không thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Vì nằm trong 13 nhóm bệnh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, nên việc được tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn. Đau dạ dày, vẫn có thể được gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản tuy nhiên từng mức độ của căn bệnh.

Trong nhóm bệnh tiêu hóa thuộc 13 nhóm bệnh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì bệnh "Loét dạ dày tá tràng có hẹp môn vị" là một trong những bệnh cấm của chương trình này. Đây là một trong những biến chứng của bị viêm dạ dày mãn tính.

>> Xem chi tiết 13 nhóm bệnh bị cấm đi xuất khẩu lao động Nhật Bản vì toàn những bệnh bạn dễ mắc phải.

 Chính vì vậy người bị đau dạ dày mãn tính sẽ không được phép tham gia. Còn những bạn hiện tại đang trong giai đoạn cấp tính thì còn tùy mức độ biểu hiện của bệnh. Nếu biến chứng đang ở giai đoạn nguy hiểm, bạn cũng không thể tham gia.

Các biểu hiện mức độ của bệnh đau dạ dày cấp tính:


 
  • - Đau thượng vị: triệu chứng viêm dạ dày cấp dễ nhận thấy nhất
Người bệnh có triệu chứng viêm dạ dày cấp thường bị đau vùng thượng vị có thể đau vùng dưới hoặc cơn đau cách xa mũi ức. Cơ thể khi bị đói quá hoặc no quá cũng dẫn đến đau thượng vị với những cơn đau nhức từng cơn.

 
  • - Sức ăn sụt giảm cũng là một trong những lời cảnh báo triệu chứng viêm dạ dày cấp.
Trong thời gian ngắn bị mắc bệnh đau dạ dày thường sẽ có kết quả về cân nặng là sút cân và chán ăn…Một phần sụt cân cũng là do chứng biếng ăn của người bệnh gây nên. Nguyên nhân chính là vì lượng thức ăn đưa trực tiếp vào dạ dày không được tiêu hóa hết, hoàn toàn sẽ gây nên những cảm giác anh ách ở vùng bụng, thường có cảm giác nhạt miệng và nhất là đắng miệng.

 
  • - Thường xuyên ợ chua, ợ hơi
Đây là dấu hiệu rất quan trọng và dễ nhận thấy của bệnh viêm dạ dày cấp do sự vận động của dạ dày thường bị rối loạn dẫn đến nguồn thức ăn khó tiêu, lên men và nhất là sinh ra hơi.

 
  • - Buồn nôn và nôn mửa
Thường thì buồn nôn và nôn là hiện tượng, dấu hiệu các thức ăn trong dạ dày(bao tử) bị đẩy ra ngoài qua đường miệng, cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy cấp.

 
  • - Bụng chướng và đau bụng thường xuyên
Thường thì chưỡng bụng hay bị lúc ăn xong hoặc là cả những lúc bình thường, cơ thể có cảm giác trong bụng đang chứa một lượng lớn thức ăn, hơi, khí hay nước uống vô cùng khó chịu và tức bụng. Ngoài ra người bệnh còn bị ợ hơi liên tiếp, và nhất là khi nằm lại càng thấy đau, tức và khó chịu hơn.

 
  • - Chảy máu tiêu hóa
Chảy máu tiêu hóa hay còn gọi là hiện tượng chảy máu dạ dày, máu thoát ra khỏi thành mạch và sau đó là chảy vào lòng ống tiêu hóa. Biểu hiện của người bệnh là bị nôn ra máu đỏ tươi nhiều trường hợp là máu đen hoặc đi ngoài ra máu. Hiện tượng này thường xảy ra khi bản thân bạn có những dấu hiệu xuất hiện các bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, hoặc ung thư dạ dày...

Bệnh nhân có những triệu chứng viêm dạ dày cấp là chảy máu tiêu hóa cần đến trung tâm y tế gần nhất vì đây là một hiện tượng hết sức nguy hiểm.

 Nếu bạn đang có biểu hiện chảy máu tiêu hóa, đau bụng thường xuyên thì cũng không thể tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng này được vì ảnh hưởng rất lớn đến công việc và nguy hiểm về tính mạng và sức khỏe.

 Những bạn được phép đăng ký tham gia phải cam kết chữa trị thuyên giảm và khỏi bệnh trong quá trình thi tuyển và học tập trước khi xuất cảnh. Trước khi bay, sẽ có một đợt khám sức khỏe lần 2 cho thực tập sinh và quyết định cuối cùng bạn có thể sang làm việc bên Nhật hay không.

 Ngoài ra đang trong qua trình làm việc bên Nhật mà xí nghiệp phát hiện bệnh tình dạ dày của bạn nặng hơn cũng sẽ bị trục xuất về nước.

>> Ngoài ra, bạn cũng nên xem ngay Viêm đại tràng có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không? vì bệnh này có biểu hiện khá tương đồng với bệnh đau dạ dày.


 
  • cán bộ tư vấn xklđ nhật bảnNếu bạn đang lo lắng về tình trạng của mình có tham gia được xuất khẩu lao động Nhật Bản hay không, hãy bấm nút Đăng ký tư vấn hoàn toàn miễn phí dưới đây:
  • hoặc liên hệ
  • Hotline: 0979.171.312

2. Lời khuyên đối với người bị đau dạ dày

Với những lý do trên, dù bạn đủ điều kiện tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản hay không thì cũng nên chữa dứt điểm cơn đau dạ dày bởi vì không chỉ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu lao động mà căn bệnh nguy hiểm này nguy hiểm đến mức phát triển thành ung thư dạ dày, chỉ có 15% người dân sống được thêm 5 năm khi bị đến giai đoạn này.

2.1. Cách chữa bệnh đau dạ dày cấp tính

Trước khi chữa bệnh đau dạ dày cấp tính ta cần hiểu nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Viêm dạ dày cấp tính có nhiều nguyên nhân gây ra và được xếp vào hai nhóm chính: ngoại sinh và nội sinh. Cụ thể như sau:

- Các yêu tố ngoại sinh:

+ Vi khuẩn Helicopacter Polyri (HP) là nguyên nhân chính gây đau dạ dày.


+ Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh đặc biệt là các loại thuốc giảm đau rất có hại cho niêm mạc dạ dày


+ Do ăn thức ăn quá nóng quá, quá lạnh quá cứng gây khó tiêu, nhai không kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do tụ cầu, coli...


+ Do sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá, mù tạt....


+ Các chất ăn mòn : muối kim loại nặng ( đồng, kẽm ), thuỷ ngân, kiềm, acid sulphuric, acid chlothydric Nitrat bạc ...


+ Các kích thích nhiệt, dị vật, dị ứng thức ăn...


- Các yếu tố nội sinh:

+ Các bệnh nhiễm khuẩn cấp ( cúm, sởi, bạch cầu, thương hàn, viêm phổi ... viêm ruột thừa, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành ...)


+ U rê máu cao, tăng thyroxin, tăng đýờng máu.


+ Bỏng, nhiễm phóng xạ ( 1.100r - 25000r ), các stress nặng, chấn thương sọ não, u não, sau phẫu thuật thần kinh, tim, shoc, bệnh tim, phổi cấp, xơ gan ..

Cách chữa trị bênh đau dạ dày cấp tính

Sử dụng một số biện pháp sau:

- Rửa dạ dày bằng nước thường, thuốc tím hay dung dịch NaOH,… nếu viêm dạ dày cấp do nhiễm độc do uống nhầm phải acide hoặc base.


- Dùng thuốc kháng Histamin trong viêm dạ dày nếu do dị ứng.


- Sử dụng kháng sinh khi viêm dạ dày do nhiễm khuẩn.


- Nếu bệnh viêm dạ dày cấp tính do yếu tố nội sinh cần được điều trị toàn thân tích cực.


- Nếu có triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài phân đen thì điều trị theo phác đồ xuất huyết tiêu hóa.

2.2 Cách chữa trị bệnh dạ dày cấp mãn tính

Giai đoạn này từ đau dạ dày cấp tính phát triển thêm và 95% là do vi khuẩn HP. Cách chữa trị bệnh viện đau dạ dày mãn tính thì nên phải dùng phác đồ điều trị HP.

Phác đồ càng nhanh thì có nghĩa là dùng kháng sinh càng nhiều kéo theo nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc. Thông thường, phác đồ sẽ kéo dài từ 15 đến 30 ngày cho một chu kỳ điều trị. Sau mỗi chu kỳ này thì người bệnh phải tiếp tục nội soi dạ dày lần nữa đế xét nghiệm còn Hp hay không. Nếu như vẫn dương tính thì điều trị tiếp thêm 1 chu kỳ nữa.

Do đó rất khó để chẩn đoán và kết luận chính xác rằng bạn sẽ được điều trị Hp mất bao lâu. Không bác sĩ nào có thể mạnh miệng khẳng định 1 phác đồ hay 2 phác đồ thì vi khuẩn Hp sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.

2.3. Chế độ sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày phụ thuộc vào rất nhiều vào chế độ ăn uống của bản thân. Việc điều trị thành công, nhanh hay chậm còn xem chế độ sinh hoạt của bạn thế nào. Vì vậy bạn nên:
- Tuyệt nhiên không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê hoặc trà đặc.

 
- Ăn uống thanh đạm, ăn những thứ dễ tiêu hóa, kiêng chua cay, không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh

 
- Nhai kỹ trước khi nuốt, nên chia làm bữa nhỏ, ăn uống đúng giờ

 
- Tập thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa.

 
- Duy chỉ trong trường hợp bị đau dạ dày loại co bóp, bạn hãy dùng thêm các loại sữa chua, trái cây chua hay canh, rau nhằm giúp tăng tiết dịch vị.

 
- Nếu người bệnh cảm thấy nôn nao, khó chịu, ợ chua, ăn nhiều mau đói, nóng ruột… hãy ăn nhiều rau xanh để cung cấp chất xơ cho dạ dày

 
- Hạn chế tối đa các loại thức ăn chiên, xào hay ướp và những loại đồ ăn quá mặn, bánh kẹo ngọt.

 
- Tích cực tham gia rèn luyện thân thể, đặc biệt là khí công.

​Hy vọng những thông tin này giúp bạn biết được mình có tham gia được xuất khẩu lao động Nhật Bản không và thêm thông tin đễ chữa trị căn bệnh này. Nếu còn thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi trong khung bình luận dưới bài.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang