Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

7 Nét độc đáo trong ngày tết trung thu chỉ có tại Nhật Bản

14/09/2018
Không chỉ ở Việt Nam và Trung Quốc tết trung thu còn là ngày hội truyền thống của nhiều quốc gia châu Á khác trong đó có Nhật Bản. Mỗi quốc gia sẽ có một cách thức đón tết trung thu theo truyền thống riêng của mình, thông qua bài viết này chúng tôi giới thiệu đến các bạn 7 nét độc đáo trong ngày tết ngắm trăng ở Nhật Bản.



Khám phá 7 nét độc đáo trong ngày tết ngắm trăng tại Nhật Bản


 
Cùng là quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nhưng Nhật Bản lại có những nét độc đáo trong phong tục ngắm trăng rất khác biệt và mang bản sắc riêng vô cùng ấn tượng, dưới đây là những nét độc đáo trong phong tục ngắm trăng của Nhật Bản.

1. Tết trung thu được tổ chức 2 lần trong năm

Nếu như ở Việt Nam tết trung thu được diễn ra vào ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm thì tại Nhật Bản ngày tết trung thu sẽ được diễn ra 2 lần trong 1 năm.
Ngày thứ nhất đó là vào ngày mà trăng tròn giữ mùa thu ( 15/8 âm lịch), và người nhật họ gọi ngày này là Zyuyoga. Đây là ngày mà trăng tròn và sáng nhất, được người Nhật yêu thích nhất, và trong ngày này thì người nhật thưởng thức trăng rất tuyệt. 
Ngày trung thu thứ 2 của người nhật đó là vào ngày 13/10 âm lịch theo người Nhật thì ngày này có tên gọi là Zyusanya.
Vào ngày Trung thu người dân Nhật Bản sẽ quây quần bên gia đình và lựa chọn địa điểm thích hợp nhất để cùng nhau ngắm trăng và hàn huyên chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống.

2. Câu truyện về cung trăng

Nếu như người Việt Nam tưởng tượng có cây đa và chú Cuội thì người Nhật Bản lại tin rằng trên cung trăng có sự hiện diện của chú thỏ đang sinh sống và cứ vào đêm trung thu hàng năm chú thỏ lại giã bột để làm bánh giày mochi.

 


Gắn liền với cung trăng là chú Thỏ ngọc đang giã bột để làm bánh mochi

 
Truyền thuyết về Thỏ ngọc trên cung trăng được truyền lại như sau:
Chuyện kể về 3 con vật là khỉ, cáo và thỏ được Thượng đế thử thách khi Thượng đế hóa thân thành một ông lão và đến xin chúng thức ăn. Trong khi khỉ nhanh nhảu trèo lên cây để hái thật nhiều trái ngon, còn cáo thì đi trộm đồ cúng từ các ngôi mộ để biếu tặng ông lão, chỉ có mỗi thỏ là không có gì cả. Vì vậy để có thức ăn biếu ông lão, thỏ đã lao mình vào đống lửa để hiến tặng chính bản thân mình. Cảm động trước tấm lòng của thỏ, Thượng đế đã hồi sinh cho thỏ rồi đưa nó lên cung trăng để tôn vinh trước tất cả mọi người.

3. Bánh trung thu theo phong cách của người Nhật

Ẩm thực của người nhật rất nổi tiếng, thế nên chúng ta không lạ gì khi họ có một loại bánh trung thu rất đặc biệt và ngon. Loại bánh này có tên gọi là Tsukimi Dango. Đây cũng là đồ cúng chính trong ngày lễ ngắm trăng tại đất nước mặt trời mọc.

 


Người Nhật có loại bánh trung thu mang hương vị đặc sắc riêng


 
Theo phong tục của người Nhật thì loại bánh này sẽ được bày biện vào ngày trung thu đầu tiên. Người nhật bày biện loại bánh trung thu truyền thống này là để dâng lên thần linh, cầu mong cho mọi người trong gia đình có được sức khỏe, trường thọ và mùa màng bội thu.


Mâm cơm cúng trong ngày tết trung thu ở Nhật Bản

4. Vật trang trí trong ngày tết trung thu

Trong lễ hội ngắm trăng Otsukimi của Nhật Bản thì vật trang trí phổ biến nhất là một trong bảy loại cỏ nổi tiếng của mùa thu Nhật Bản đó chính là có lau (Susuki).

 


Cỏ lau Susuki là vật trang trí phổ biến của ngày tết ngắm trăng tại Nhật Bản
Từ xưa, có lau đã được xem như hiện thân của thần Mặt Trăng, đem đến sự sung túc cho gia đình và giúp mùa màng bội thu. Ngoài ra, cũng có nơi cho rằng hình dáng chĩa nhọn của sợi cỏ lau có khả năng xua đuổi ma quỷ. Vì vậy, cỏ lau cũng thường được đem treo trước của nhà.
Ngoài ra vật trang trí khác thường thấy là sáu loại cỏ mùa thu còn lại gồm có hồ chi (Hagi), sắn dây rừng (Kuzu), hoa nữ lang (Ominaeshi), trạch lan (Fujibakama), cát cánh (kikyo) và cẩm chướng (Nadeshiko), cùng nhiều loại hoa dại gầ gũi khác. Có các loại hoa cỏ này tô điểm, buổi ngắm trăng sẽ trở nên thú vị hơn.

5. Đèn lồng cá chép



Đèn lồng cá chép được treo trong ngày lễ ngắm trăng ở  Nhật Bản


 
Tết trung thu ở Việt Nam có đèn ông sao thì trong ngày Tết Trung thu ở Nhật Bản, trẻ em cũng được cha mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng cá chép để tham gia vào hội rước đèn. Đèn lồng cá chép ở Nhật tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các bé trai.

6. Một số hình ảnh trong ngày lễ ngắm trăng tại Nhật Bản



Trên các con phố được trang hoàng lộng lẫy bởi hàng nghìn chiếc đèn lồng rực rỡ


 
 
Người Nhật cũng có lễ rước đèn trong đêm trung thu



Hoạt động thả đèn trên sông tại các ngôi chùa cầu mong những điều tốt đẹp
 

7. Người lao động ở Nhật Bản có được nghỉ trong ngày tết trung thu không?

Tết trung thu không nằm trong những ngày nghỉ lễ được nhà Nước Nhật Bản quy định. Sau ngày làm việc vất vả hoạt động ngắm trăng hay quây quần bên gia đình bạn bè sẽ được tổ chức vào buổi tối, bạn có thể tranh thủ tham gia lễ hội này vì thời gian chính của lễ hội không nằm trong khung giờ làm việc chính.

Nếu như bạn đang sinh sống, làm việc ở Nhật Bản thì bạn nên xem thêm:
>> Những ngày nghỉ lễ ở Nhật Bản mà bạn nên biết

Chúc bạn có ngày lễ trung thu vui vẻ và đầm ấm!

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


  • miền

    11:53 02/10/2017

    ko đâu bằng ở nhà, nhớ nhà
App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang