Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Mùa đông chân tay bị cước có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2023 được không?

26/10/2017
Bị cước tay chân vào mùa đông là vấn đề của không ít người. Nó làm cho người bị sưng đầu ngón tay, ngứa ngáy và đau đớn. Chính vì vậy nhiều bạn quan tâm đến chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản rất lo lắng liệu có tham gia được không khi Nhật Bản còn lạnh hơn Việt Nam?
bị cước tay chân có đi xuất khẩu lao động nhật bản được không?

Trả lời:

1. Bị cước tay chân có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không?

Đừng có lo lắng quá về chuyện này, vì chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản không có yêu cầu nào hạn chế về ứng viên bị điều này. Vì vậy bị cước tay chân bạn vẫn hoàn toàn đủ điều kiện để đăng kí tham gia đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

>> Xem thêm: 13 căn bệnh bị cấm đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2020

2. Bị cước tay chân sang Nhật nên đi ở làm việc ở những tỉnh nào

Nhật Bản tuy nhiệt độ vào mùa đông rất lạnh, ở Hokkaido thậm chí nhiệt độ còn âm nhưng cái rét của Nhật Bản lại không bị buốt, cắt da cắt thịt như Việt Nam. Vì vậy, sẽ không có chuyện vấn đề cước tay chân của bạn bị nặng hơn.

 
mùa đông ở nhật bản có bị cước tay chân không
>> Tuy nhiên bạn nên chọn các tỉnh lui về phía Nam nhiệt độ sẽ cao hơn, đỡ lo lắng hơn về vấn đề này. Bạn nên tìm hiểu bài viết Các tỉnh ở Nhật Bản lạnh như thế nào về mùa đông? để lựa chọn được tỉnh phù hợp khi làm việc.
Ngoài ra quần áo mùa đông của Nhật Bản rất ấm, chất lượng mà giá thành cực ổn có thể chống chọi lại với cái lạnh của xứ sở mặt trời mọc.
>> Bạn hãy xem ngay Mua quần áo mùa đông giá rẻ ở Nhật: hãy đến ngay 4 địa điểm này ngoài sắm sửa những bộ đồ đẹp còn có thể bán hàng order vì quần áo mùa đông Nhật Bản được ưa chuộng trên toàn thế giới.
Cũng tùy vào tình trạng của mỗi người nhưng các bạn nên chữa dứt điểm căn bệnh cước để không bị ảnh hưởng đến công việc và tay chân của bạn.

3. Cách điều trị bệnh cước

Tùy theo mức độ nghiêm trọng khi bị bệnh cước chân tay, có thể chia cước thành 3 cấp độ:

- Cấp độ 1: Cước tính ban đỏ: Ở giai đoạn này lớp biểu bì bị tổn thương, da sưng đỏ, ngứa ngáy, đau nhức, rất khó chịu.

- Cấp độ 2:Cước tính mụn nước: lớp da bên trong bị tổn thương, xuất hiện mụn nước hay mụn máu kích cỡ khác nhau, người bệnh có cảm giác đờ đẫn chân tay, đau nhức nặng hơn.

- Cấp độ 3: Cước tính hoại tử:


+ Lúc này toàn bộ lớp da bị tổn thương, trầm trọng hơn có thể bị sâu dưới da, các bắp thịt, thậm chí hoại  tử chân tay khi bị cước.

+ Thông thường 3-7 ngày bị cước sẽ xuất hiện mụn nước, hoạt động chân tay bị hạn chế, vết ban biến thành màu tím sẫm, xung quang sưng đau, 7 ngày sau xuất hiện hoại tử khô, bệnh nhân mất hoàn toàn cảm giác.

+ Khoảng 2-3 tuần sau, mô hoại tử tổn thương do cước và mô bình thường phân ly. Ở giai đoạn này nếu bạn bị cảm nhiễm độc tà có thể biến thành hoại tử ướt, toàn thân bị sốt, sợ lạnh.

+ Nếu bị cước toàn thân, ban đầu bệnh nhân lạnh rùng mình, cảm giác đờ người, mất sức, ảo giác, buồn ngủ, nhiệt độ cơ thể giảm, đồng tử bị giãn, mạch đập yếu, thậm chí tim ngừng đập dẫn đến tử vong.

Để giảm sự khó chịu của bệnh cước bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Cách 1: Thái nhỏ lá lốt đun sôi với nước sau đó bỏ thêm 1 chút muối. Dùng nước đó để ngâm chân, tay bị cước trong thời gian 30 phút. Đây là cách chữa bệnh bị cước chân rất hiệu quả. Bạn kiên trì thực hiện bệnh sẽ giảm và khỏi.


- Cách 2: Thoa một chút dung dịch rượu anh đào lên chỗ chân bị cước, tay bị cước. Rượu anh đào sẽ làm dịu cơn ngứa rát do cước gây nên.


- Cách 3: Lấy gừng tươi, rửa sạch, thái lát mỏng chà lên khu vực bị cước. Mỗi ngày làm 1-2 lần, bạn thực hiện trong 1 tuần. Hoặc bạn có thể ngâm chân với nước gừng và muối cũng rất hiệu quả trong trị bệnh cước.

Cước không chỉ bị ở riêng tay chân mà còn xuất hiện cả ở tai và mũi, vì vậy cần giữ ấm toàn cơ thể, sưởi ấm sau khi nhiễm lạnh.
Ngoài ra không nên gãi để tránh lở loét gây nhiễm trùng da. Bạn chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu bị cước nặng không tự ý mua thuốc về chữa mà cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để khám và chữa trị.


 
Hy vọng đây là những thông tin mà các bạn cần! Nếu còn điều gì thắc mắc hãy để lại câu hỏi ở trong khung bình luận dưới đây để cán bộ tư vấn hỗ trợ cho bạn được tốt nhất.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang