Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Bị mù màu liệu có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 2023 được không?

02/11/2022

Chào anh chị! Em tên là Hoàng Văn Quân, sinh năm 1991, quê Ninh Giang – Hải Dương, hiện em đang là thợ hàn xì ở quê.
Trong thời gian tới em có dự định đi XKLĐ Nhật Bản để nâng cao tay nghề, đồng thời dành dụm một số vốn để đầu tư kinh doanh sau này. Nhưng gần đây em có đi khám sức khoẻ thì mới phát hiện ra mình bị mù màu. Vậy anh chị cho em hỏi là liệu em có tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản được không và chi phí để đi là bao nhiêu?

mù màu có đi Nhật được không?

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi!

Bạn hãy xem lời gải đáp chi tiết của cán bộ tư vấn chúng tôi ở dưới đây nhé!


1. Những vấn đề cần phải biết về bệnh mù màu?

1.1. Bệnh mù màu là gì?

Nhiều người nghĩ rằng bị mù màu là không nhận biết được màu sắc nào, nhìn mọi vật đều tối nhưng đấy là quan điểm sai. Đây là bệnh mà mọi người nhìn rõ mọi vật nhưng không thể phân biệt được một số màu sắc cơ bản. Mù màu có tên gọi chuyên môn là rối loạn sắc giác hay loạn sắc giác.

=> Vì vậy có thể bạn đang bị chứng mù màu mà không hề biết!

Bệnh không ảnh hưởng đến khả năng sống của người mắc bệnh nên những người bị bệnh vẫn có thể sinh sản bình thường, chính vì thế gen bệnh có khả năng lan rộng trong dân cư.

1.2. Triệu chứng của bệnh mù màu

Triệu chứng rối loạn sắc giác (mù màu) có thể chia làm hai mức độ:

- Khuyết sắc: không phân biệt được màu lục và màu đỏ, màu xanh da trời và màu vàng.

- Mù màu: hoàn toàn không phân biệt được các màu.

1.3. Nguyên nhân gây bệnh mù màu 

1.3.2. Do Gen di truyền

Bệnh rối loạn sắc giác là một bệnh di truyền có thể liên quan đến những cặp nhiễm sắc thể giới tính. Bệnh phát sinh do đột biến vì thiếu một gen trong nhiễm sắc thể X nó làm rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng của mắt cần để phân biệt màu sắc.

Ở phụ nữ chỉ mắc bệnh nếu có 2 gen mù màu: một của bố và một của mẹ. Nếu người phụ nữ chỉ có một gen bệnh thì chưa bị sao, do gen màu sắc ở nhiễm sắc thể còn lại vẫn có thể lấn át được gen bệnh. Chính vì vậy tỷ lệ mắc bệnh mù màu của nam giới sẽ cao hơn vì cặp nhiễm sắc thể XY tạo ra con trai, XX tạo ra con gái. Bình thường, con gái cũng phân biệt được nhiều loại màu sắc hơn con trai.

1.3.3. Do mắc bệnh

Một số loại bệnh: Nếu bạn mắc một số bệnh như thiếu máu hồng cầu hình liềm, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng… thì cũng dẫn đến ảnh hưởng phân biệt màu sắc của mắt.

Một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể làm thay đổi màu sắc như những thuốc dùng để điều trị bệnh tim, tăng huyết áp, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh và những vấn đề tâm lý khá

Lão hóa: Khả năng nhìn thấy màu sắc xấu đi từ từ như một phần của sự lão hóa

Hóa chất: Khi tiếp xúc với một số hóa chất mạnh ở nơi làm việc như disulfua cacbon, phân bó và styrene có thể làm chúng ta mất màu sắc. Nếu làm việc xung quanh những hóa chất này thì tầm nhìn màu sắc sẽ bị suy giảm.

1.4. Bị mắc chứng mù màu có chữa được không?

- Nếu bị từ gen di truyền, bạn sẽ không thể chữa được vì trong người bạn đã thiếu nhiễm sắc thể
- Nếu bị nguyên nhân từ bệnh, bạn có thể chữa được nếu các chứng bệnh kia được giải quyết hết.

2. Bị mù màu có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không?

Người bị bệnh mù màu hoàn toàn có thể tham gia được chương trình xuất khẩu lao động, tuy nhiên sẽ khó khăn hơn nhiều.

Chương trình tuyển chọn lao động Nhật cần cạnh tranh với nhiều người khác để có cơ hội ký hợp đồng với xí nghiệp Nhật, người bị mù màu sẽ gặp nhiều bất lợi, mất tính cạnh tranh khi tham gia.


Người bị mù màu cũng cần lưu ý, và phải được tư vấn kỹ khi chọn ngành nghề tham gia. Bởi nhiều công việc họ sẽ không thể làm được, chắc chắn sẽ không được tiếp nhận.

Việc bị mù màu nghiêm cấm che giấu xí nghiệp và công ty phái cử, bởi người lao động hoàn toàn có thể phải chịu mọi hậu quả khi xí nghiệp dừng hợp đồng, gây khó khăn sau khi nhập cảnh.

Lý do người bị mù màu khó khăn hơn khi tuyển chọn đi làm việc tại Nhật ?

Ta đã biết người Nhật yêu cầu điều kiện cao đối với người lao động nhưng không chỉ bởi vì chất lượng công việc mà cũng còn là vì lý do an toàn tính mạng cho mọi người.
 

Vào năm 1875, ở Thụy Điển đã xảy ra tai nạn xe lửa đầu tiên làm chết nhiều người, gây chấn động thế giới. Hai tàu tốc hành, một tàu hàng và một tàu khách, đâm thẳng vào nhau trong lúc đang chạy với tốc độ cao. Rất lâu sau, các chuyên gia không rõ nguyên nhân. Về sau, tình cờ một nhà tâm lý đưa cho người công nhân lái tàu còn sống sót chọn mấy cuộn len có màu khác nhau thì phát hiện ra anh ta bị tật mù màu đỏ. Do không phân biệt rõ đèn tín hiệu cấm tàu với đèn thông xe nên anh vẫn thản nhiên cho tàu phóng nhanh, đâm vào xe lửa đang chạy đúng tuyến đường, gây ra tai nạn khủng khiếp.

Ở Việt Nam, một công nhân đường sắt từng được đề nghị bố trí công việc khác do bệnh rối loạn sắc giác. Tháng 4/1995, ông Huỳnh Văn Đức, công nhân trực ban chạy tàu ở ga Thanh Khê (thuộc Hạt vận chuyển Quảng Nam - Đà Nẵng) đi khám sức khỏe định kỳ. Bác sĩ kết luận bị rối loạn sắc giác, đề nghị không bố trí công việc liên quan đến tín hiệu chạy tàu. Phát hiện này đã ngăn ngừa kịp thời tai nạn đường sắt có thể xảy ra.

Chính vì vậy người lao động bì mù màu chỉ được thi tuyển ở một số đơn hàng nhất định
>> Tìm hiểu ngay 
Các đơn hàng tuyển thực tập sinh bị khiếm thị và mù màu

Muốn tìm hiểu đơn hàng dành cho người mù màu trong tháng hay cần được giả đáp thắc mắc hãy bấm nút đăng ký tư vấn dưới đây (miễn phí)

 


Hoặc liên hệ:
0979.171.312 (Ms. Hảo)


3. Kiểm tra ngay xem bạn có bị mù màu không?

Đây là bài kiểm tra Ichihara. Bạn kiểm tra thêm qua những hình dưới đây:

 
bai kiem tra mu mau
bài kiểm tra mù màu
bai kiem tra mu mau Ichihara
bai kiem tra mu mau Ichihara
Đáp án:

Bản #1

12 - Tất cả mọi người, kể cả người bị mù màu toàn bộ đều có thể nhìn thấy số 12.

Bản #2

8 – Những người có thị giác màu bình thường sẽ nhìn thấy số 8.
3 – Những người bị mù màu đỏ – xanh lục sẽ nhìn thấy số 3.
Không có gì – Những người bị mù màu toàn bộ sẽ không nhìn thấy số.


Bản #3

5 – Những người có thị giác màu bình thường sẽ nhìn thấy số 5.
2 – Những người bị mù màu đỏ – xanh lục sẽ nhìn thấy số 2.
Không có gì – Những người bị mù màu toàn bộ sẽ không nhìn thấy số.


Bản #4

74 – Những người có thị giác màu bình thường sẽ nhìn thấy số 74.
21 – Những người bị mù màu đỏ – xanh lục sẽ nhìn thấy số 21.
Không có gì – Những người bị mù màu toàn bộ sẽ không nhìn thấy số.


Bản #5

6 – Những người có thị giác màu bình thường sẽ nhìn thấy số 6.
Không có gì – Đa số những người bị mù màu sẽ không thể nhìn thấy số.


Bản #6

73 – Những người có thị giác màu bình thường sẽ nhìn thấy số 73.
Không có gì – Đa số những người bị mù màu sẽ không thể nhìn thấy số.


Bản #7

Không có gì – Những người có thị giác màu bình thường hoặc mù màu toàn bộ sẽ không nhìn thấy số.
5 – Những người bị mù màu đỏ – xanh lục sẽ nhìn thấy số 5.


Bản #8

26 – Những người có thị giác màu bình thường sẽ nhìn thấy số 26.
Số 2, không rõ số 6 – Những người bị mù màu xanh lục (deuteranopia) sẽ nhìn thấy số 2. Những người bị mù màu xanh lục nhẹ (deuteranomaly) có thể cũng nhìn thấy số 6 mờ mờ.
Số 6, không rõ số 2 – Những người bị mù màu đỏ (protanopia) sẽ nhìn thấy số 6. Những người bị mù màu đỏ nhẹ (prontanomaly) có thể cũng nhìn thấy số 2 mờ mờ.

Hy vọng bài viết này có thể giải đáp cho bạn hết thắc mắc về vấn đề mù màu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc về chương tình XKLĐ Nhật Bản soạn tin
TV hoặc liên hệ trực tiếp đến Hotline: 0979.171.312

Chúc bạn thành công!

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


  • Lê Nhật Anh

    17:37 04/12/2018

    E muốn xuất khẩu lao động sang Nhật Bản nhưng gần đây e phát hiện e bị mù màu xanh lục và đỏ.thì e có đơn hàng nào được xuất khẩu hay là không.
  • nguyễn văn mạnh.

    11:30 01/06/2018

    mình bị rối loạn sắc giác đi được đơn nào?
  • Nguyễn tiến đạt

    23:05 14/08/2017

    Cho e hỏi ng bị bệnh mù màu có làm cơ khí xklđ ở nhật dc ko a.
  • Nguyen Cong Thang

    10:20 25/07/2017

    Hoc hoi kien thuc lam viec cua nguoi Nhat va kiem them thu nhap
App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang