Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

Bị hen phế quản, bệnh suyễn có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không?

19/06/2018

Hen phế quản hay hen suyễn là một bệnh quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Trong số những người bị mắc bệnh này thì không ít trong số họ quan tâm đến chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Bị hen suyễn, hen phế quản có đi xklđ nhật bản được không?

1. Bệnh hen phế quản có tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản được không?

Đây là bệnh liên quan đến hô hấp. Các bệnh trong nhóm hô hấp không được tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản:

- Lao phổi
- Tràn dịch màng phổi
- Xơ phổi
- Hen phế quản
- Ung thư phổi
- Tâm phế mãn
- Viêm dày dính màng phổi
- Khí phế thũng
- Áp xe phổi
- Tắc nghẽn đường hô hấp mãn tính

Từ đó ta có thể thấy, bị hen phế quản (hen suyễn) nằm trong nhóm không được tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản. Vì vậy nếu bạn đi khám sức khỏe và xét nghiệm ra bạn đang bị hen suyễn thì bạn không được đăng ký các đơn hàng để sang Nhật làm việc.

Nếu bạn phát hiện có triệu chứng giống bệnh hen suyễn thì cũng đừng vội lo, vì bệnh viêm phế quản có triệu chứng khá giống hen phế quản.

Những biểu hiện bên ngoài ban đầu khá giống nhau vì đều dẫn đến tình trạng các ông phế quản bị viêm, các đường ống dẫn khí co lại, gây ho, khó thở, tức ngực và có tiếng khò khè khi thở.

>> Bệnh viêm phế quản hoàn toàn có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, chỉ cần tránh một vài đơn hàng có thể gây ảnh hưởng sức khỏe.
Bạn nên xem chi tiết Bị viêm phế quản có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không? để hiểu rõ hơn.

Nếu bạn đang lo lắng về sức khỏe của mình liệu có đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, hãy bấm nút Đăng ký tư vấn hoàn toàn miễn phí để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.
 
Hoặc liên hệ

Ms. Hồng Nhung:0979.171.312

2. Bị hen phế quản có chữa dứt điểm được không?

Câu trả lời là KHÔNG. Bệnh hen phế quản không thể chữa khỏi hoàn toàn được và sẽ theo người bệnh cả đời. Tuy nhiên bệnh này có thể kiểm soát được nếu gia đình điều trị đúng cách theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng nếu chủ quan không điều trị sẽ có thể gây ra những biến chứng như:
- Xẹp phổi
 
- Khí phế thũng
 
- Tâm phế mãn tính
 
- Tràn khí màng phổi
 
- Suy hô hấp
 
- Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não

Và từ đó có thể dẫn đến tử vong.

Vì vậy để tránh những trường hợp không mong muốn trên, người bệnh nên lưu ý những điều dưới đây:

Tránh các yếu tố nguy cơ

- Thuốc lá: Tuyệt đối cha mẹ không hút thuốc lá trong nhà và những nơi gần trẻ.
 
- Bụi nhà, nấm mốc: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, phòng ngủ, hạn chế mức độ ẩm thấp trong nhà, lau dọn những khu vực dễ ẩm thấp, thường xuyên giặt chăn, màn, ga, gối bằng nước nóng và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
 
- Lông thú nuôi: Cần cho bệnh nhân hen suyễn tránh tiếp xúc với thú nuôi như chó, mèo, chim…
 
- Phấn hoa: Tránh bày hoa trong phòng ngủ, nên sử dụng khẩu trang khi ra ngoài vào thời điểm phát tán nhiều phấn hoa.
 
- Thực phẩm: Hạn chế những thức ăn dễ gây dị ứng đối với người bệnh.
 
- Virus cúm: Nên chủng ngừa cúm cho bệnh nhân hen suyễn mỗi năm.

Dùng thuốc đúng đắn

- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Bệnh nhân cần dùng thuốc đều đặn, tránh ngưng thuốc đột ngột khi thấy bệnh đã ổn định.

 
- Khi dùng chung thuốc hen suyễn với các thuốc trị bệnh khác, hoặc các loại thực phẩm chức năng, thuốc đông y cần hỏi ý kiến bác sỹ để tránh tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm giảm hiệu quả điều trị bệnh hen suyễn.
Dù không được tham thị thị trường Nhật nhưng bạn vẫn có thể tham gia các nước không yêu cầu cao về sức khỏe như Đài Loan, Malaysia,... Dù vậy, thì việc điều trị căn bệnh vẫn là quan trọng nhất.

Nếu bạn còn có điều gì cần giải đáp hãy để lại câu hỏi dưới khung bình luận để tư vấn viên có thể hỗ trợ cho bạn được tốt nhất!

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


  • Thái.

    15:20 19/06/2018

    bị hen nhẹ có đi được ko ạ
App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang