Đang thực hiện
Tìm kiếm
 
>>> Hỗ trợ trực tuyến 24/7 Call, Zalo, FB: -Phạm Chung: 0979 171 312

5 vấn đề cần lưu ý khi mua điện thoại di động tại Nhật Bản

05/04/2017
Một vấn đề mà người lao động cực kì quan tâm khi đến Nhật lao động là làm thế nào để mua điện thoại tại xứ phù tang này ? Điện thoại di động đã là một trong những vật dụng tối quan trọng trong cuộc sống của bạn, thì khi sang Nhật, với những chức năng tiện lợi như bản đồ, tra giờ tàu, tra cứu số điện thoại… điện thoại di động còn có vai trò to lớn hơn nữa. Hơn nữa với chính sách “đóng” về viến thông di động – điện thoại Nhật không thể sử dụng được ở nước ngoài và điện thoại  nước ngoài không sử dụng được ở Nhật – nên hầu hết khi sang Nhật dù muốn hay không người lao động Việt đều sẽ phải mua mới điện thoại tại đây. Chính vì thế, đi đăng ký một chiếc điện thoại là một trong những điều đầu tiên mà ai sang Nhật cũng cần phải làm sau khi hoành thành đăng ký các giấy tờ tùy thân, thẻ ngân hàng. Laodongnhatban.com.vn xin được chia sẻ cùng các bạn những điều cần biết khi đăng kí mua mới điện thoại ở Nhật.

Xem thêm :
Mang điện thoại ở Việt Nam sang Nhật dùng được không?


 

1. Những giấy tờ cần thiết

Không giống như khi ở Việt Nam bạn có thể đăng ký mua hay chuyển nhượng sim thoải mái mà không bao giờ phải làm thủ tục hay xuất trình giấy tờ tùy thân gì, còn ở Nhật khi bạn đăng kí thuê bao điện thoại trả sau thuê bao đó sẽ gắn liền với bạn và bạn phải có giấy tờ chứng minh bản thân (thẻ lưu trú/hộ chiếu/thẻ bảo hiểm…). Đối với người nước ngoài ở Nhật, những giấy tờ cần thiết là:

– Hộ chiếu

– Thẻ ngoại kiều (thẻ lưu trú) (thẻ bạn được cấp ở sân bay khi nhập cảnh)

– Thẻ ATM ngân hàng ở Nhật, hoặc thẻ tín dụng (để trừ tiền cước hằng tháng)


 
 
Phiếu đăng kí mua điện thoại tại Nhật

Chỉ cần những giấy tờ này, bạn đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại có đăng kí thuê bao Nhật. Việc còn lại là chọn điện thoại và gói cước mong muốn. Với những bạn dưới 20 tuổi, bạn không thể đứng tên bất kì giấy tờ nào nếu không có sự giám sát của người thân, kể cả việc mua điện thoại. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ một người quen trên 20 tuổi đi cùng để có thể kí xác nhận dưới tư cách là người bảo hộ.

Tiền cước điện thoại sẽ tự động trừ qua tài khoản ngân hàng hoặc bạn có thể mang hóa đơn đến các đại lý của nhà mạng bạn đăng kí hoặc các cửa hàng tiện ích (conbini) thanh toán.


2. Những điều cần lưu ý khi chọn nhà mạng

Ở Nhật Bản, có ba ông lớn trong ngành viễn thông. Đó là Docomo, au và Softbank. Chi tiết về chất lượng đường truyền, gói cước bạn xem trong bài  :Docomo, AU và Softbank: Nên dùng gói cước điện thoại nhà mạng nào?

Tuy nhiên, khi chọn nhà mạng, những điều cơ bản bạn cần chú ý là:

– Giá cước

– Chất lượng đường truyền

– Các chương trình khuyến mãi

– Nhãn hiệu điện thoại được phân phối


 
 
Docomo - một trong 3 nhà mạng được nhiều lao động Việt lựa chọn

3. Những điều lưu ý khi chọn gói cước

Khi bạn đã chọn được nhà mạng ưng ý, bạn tiếp tục lựa chọn gói cước của nhà mạng đó. Hầu hết các gói cước giữa các nhà mạng không chênh lệch nhau nhiều về giá và các dịch vụ đi kèm. Với một gói cước cơ bản có hòa mạng 4G/LTE, tiền điện thoại bạn phải trả mỗi tháng sẽ bao gồm các khoản:

– Tiền cước cố định hàng tháng

– Tiền cước điện thoại, tin nhắn phát sinh

– Tiền cước sử dụng mạng Internet (tính theo lưu lượng Internet bạn đã sử dụng)

– Tiền trả góp điện thoại (nếu bạn chon trả từng tháng)

– Tiền dịch vụ đi kèm (bảo hiểm, các dịch vụ giá trị gia tăng…)


 
 
Gói ホワイトプラン (White Plan) của Softbank

Đặc biệt các nhà mạng tại Nhật có rất nhiều chương trình khuyến mại kèm theo như: Nếu như bạn chuyển từ nhà mạng này sang nhà mạng khác, bạn cũng có thể được hưởng tiền khuyến mãi (có thể là 1000 yen mỗi tháng) . Ngoài ra, trừ Docomo, hai nhà mạng lớn còn lại là au và Softbank đều cho phép gọi nội mạng miễn phí từ 1:00 đến 21:00, nên bạn cũng không phải quá quan tâm về tiền cước điện thoại nhé.

4. Chuyển mạng và cắt hợp đồng

Một điều mà có thể có nhiều người cũng rất quan tâm, đó là các quy định khi chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng. Theo quy định của các nhà mạng hiện nay, khi làm hợp đồng mới hợp đồng sử dụng điện thoại của bạn sẽ có giá trị trong vòng 2 năm, vào tháng hết hạn hợp đồng nếu bạn không liên lạc với nhà mạng yêu cầu cắt hợp đồng thì hợp đồng sẽ được tự động gia hạn thêm 2 năm nữa. Ngoài những ngày trong tháng đó ra, nếu bạn chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng bạn sẽ phải trả khoảng 9500 yên (chưa kèm thuế) cho nhà mạng. Đồng thời nếu bạn chuyển mạng hay cắt hợp đồng sử dụng khi hợp đồng chưa được 6 tháng, bạn sẽ phải trả thêm khoảng 21000 – 26000 yên, hoặc bị đưa vào danh sách đen từ chối cung cấp dịch vụ, tùy theo nhà mạng.

Thông thường bạn sẽ chuyển mạng hoặc cắt hợp đồng khi:


a. Thời hạn khuyến mãi giảm cước cho học sinh sinh viên của bạn đã hết:

Ở Nhật thường có các chương trình khuyến mãi giảm tiền điện thoại cho học sinh sinh viên, tuy nhiên chỉ kéo dài 2-3 năm và mỗi người chỉ được hưởng một lần duy nhất. Sau khi hết thời hạn này tiền điện thoại của bạn sẽ tăng lên đáng kể vì khuyến mại đã hết. Tuy nhiên nếu khi đó bạn vẫn chưa tốt nghiệp, bạn vẫn có thể chuyển mạng sang một nhà mạng khác, giữ nguyên số điện thoại, nhưng lại được hưởng tiếp 2-3 năm khuyến mại cho sinh viên của nhà mạng mới, chưa kể chính sách của các nhà mạng “tặng tiền mặt khi thuê bao chuyển mạng từ mạng khác sang”


 

b. Bạn phải về nước một thời gian dài, hoặc không xác định có quay lại Nhật không:

Một số người cũng đã chọn cách “lặn mất tăm” sau khi từ Nhật về để tránh phải trả số tiền khá lớn khi cắt hợp đồng, tuy nhiên bởi thuê bao là thuê bao trả sau, dù bạn không dùng điện thoại, hóa đơn điện thoại vẫn được tính và gửi cho bạn, và hợp đồng điện thoại vẫn được gia hạn sau mỗi 2 năm, số tiền điện thoại bạn “nợ” chưa trả vẫn tích lũy lại hàng tháng. Sau này nếu có khi nào bạn lại quay lại Nhật, bạn sẽ bị yêu cầu phải trả một số tiền điện thoại khổng lồ trong suốt những năm bạn hoàn toàn không dùng điện thoại.

c. Thời hạn 2 năm hợp đồng của bạn đã hết

5. Một mẫu gói cước cơ bản

Giả sử bạn đăng ký điện thoại mới của hãng AU hiện đang có khuyến mãi tặng iPhone 5 miễn phí khi đăng kí thuê bao trong hai năm. Một gói cước đơn giản sẽ có giá tiền phải trả hàng tháng (kể từ tháng thứ hai sau khi đăng ký mới) như sau:

– LTE Plan: + 980 Yen (gói cước sử dụng điện thoại)

– iPhone 5 16 GB: + 2570 Yen (giá máy)

– Khuyến mại giảm giá đối với hợp đồng 2 năm: – 3550 yen (trừ tiền máy hằng tháng và thêm tiền thưởng khi đổi mạng)

– LTE NET: + 315 Yen (cước bắt buộc nếu sử dụng mạng Internet 4G LTE)

– Cước sử dụng mạng Internet không giới hạn  + 5460 Yen

– Bảo hiểm Apple: + 366 Yen


 

 Đối với tiền cước cuộc gọi, gói cước phổ biến nhất của AU (gói LTE Plan ở trên) sẽ được tính tiền như sau:

– Gọi nội mạng từ 1:00 đến 21:00: Miễn phí

– Gọi nội mạng từ 21:01 đến 0:59: 21 yen cho mỗi 30 giây

– Gọi ngoại mạng: 21 yen cho mỗi 30 giây

– Nhắn tin nội mạng: Miễn phí

– Nhắn tin ngoại mạng: 3.15 yen mỗi tin nhắn.

Do tiền điện thoại phát sinh nếu gọi ngoại mạng hoặc ngoài giờ là khá đắt (nếu quy ra tiền Việt là xấp xỉ 8000 VNĐ một phút) nên nhiều người ưu tiên cách liên lạc qua các app như Line hoặc Viber

Xem thêm : 
Cách tiết kiệm 6000 Yên/tháng cho chi phí điện thoại tại Nhật

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung: 0979 171 312

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 


App XKLĐ JPNET

Liên hệ hỗ trợ

Phạm Chung

0979 171 312

hotro.japan@gmail.com

Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Phạm Chung
Phạm Chung
SĐT: 0979 171 312
Chia sẻ của người lao động
0978 176 8..
Tôi sang hiện tại đang là thực tập sinh đơn hàng tiện...
0983 256 6..
Ban đầu em lo sợ chiều cao mình không đủ nên nhờ công...
01684 352 1..
Đã thi mấy lần công ty khác nhưng đều trượt, em chán...
message

Yêu Cầu Gọi Lại

Lên đầu trang